Kiếm tiền trả học phí từ những chiêu \"độc nhất vô nhị\"

Xin giúp đỡ qua mạng, bán trứng hay tinh trùng...là một trong những chiêu kiếm tiền trang trải học phí đăc biệt của sinh viên.

1. Xin quyên góp qua mạng

Khi Kelli Space tốt nghiệp năm 2009 với bằng xã hội học ĐH Northeastern (Mỹ) cô nợ khoảng 200.000 USD vay tư nhân. Vì lo lắng không thể trả góp 800 USD/tháng, Kelli đã mở trang blog twohundredthou.com, viết về sự khó khăn của mình và xin mọi người giúp đỡ. Tuy một số bloggers khác và vài tờ báo (trong đó có cả tờ Huffington Post nổi tiếng) đã chỉ trích sự nỗ lực của Space, cô vẫn nhận được 10.000 USD tiền quyên góp.

“Một vài người nói rằng tôi lười biếng và không chịu đi xin việc làm”, giờ Space đã trở thành một người quản lý văn phòng mạng ở New York. “Thật ra thì tôi làm việc khá chăm chỉ, tiền học phí đều do tôi tự trang trải”. Một lợi thế của việc ngập chìm trong nợ nần là học được cách tiêu tiền đúng đắn. Kelli cho biết cô tiết kiệm tiền bằng cách sống cùng bố mẹ ở New Jersey, luôn mang bữa trưa tới văn phòng và rất ít ra ngoài chơi.

2. Giúp đỡ người hiếm muộn

Đi qua các thành phố như Boston hay New York, bạn sẽ luôn bắt gặp các quảng cáo trên bảng tin hay báo của trường ĐH tìm kiếm những người thông minh, khỏe mạnh sẵn sàng bán trứng hay tinh trùng của mình. Việc mua bán này không hề nhanh chóng hay dễ dàng, nhiều khi mất đến hàng tháng để xin sự đồng ý và nhiều lần thăm khám. Sinh viên nam trưởng thành thường nhận được 1.300 USD đến 5.500 USD tùy theo số lần và thời gian họ tham gia vào Ngân hàng Tinh trùng của New York.

Những sinh viên nữ ở độ tuổi 20 với điểm số SAT cao kiếm được nhiều tiền hơn, ít nhất là 5.000 USD, nhiều khi có thể lên tới 10.000 USD. Một sinh viên trường Y Chicago giấu tên cho biết cô đã tham gia 4 lần với mục đích nhằm giúp những phụ nữ có vấn đề về sinh sản, nhưng cũng thừa nhận rằng số tiền cô nhận được đã giúp trang trải tiền học phí khổng lồ của ĐH.

3. Bán vở ghi

Rất nhiều sinh viên đã kiếm đủ tiền học phí bằng cách bán vở ghi chép bài học cho các sinh viên nghỉ học. Tuy cách này chỉ khả thi khi bài học đó không có sẵn trên mạng, nhưng với mỗi buổi họ sẽ kiếm được khoảng 10-20 USD nếu ghi chép tốt. Nhưng nếu chữ bạn như gà bới thì nên nghĩ đến cách kiếm tiền khác nhé.


4. Chuyên “thi ăn”

Chàng sinh viên Eric Dahl tại Wincousin (Mỹ), đã tìm ra một phương thức độc đáo để trang trải tiền học phí ĐH. Cậu sinh viên trường kỹ thuật máy tính Wincousin này từng xếp hạng nhất toàn thế giới với số tiền kiếm được hơn 18.000 USD (khoảng 380 triệu VNĐ) bằng tiền mặt hoặc hàng hóa từ các cuộc thi ăn. Với số tiền kiếm được từ các cuộc thi ăn, Eric không còn phải lo lắng nhiều đến khoản học phí ĐH của mình.

Theo Thethaohangngay

  • Học phí trường ngoài công lập có đi đôi với chất lượng?

    Câu chuyên các trường Đại học ngoài công lập được phép tự chủ xác định học phí khiến mặt bằng học phí của các trường có sự chênh lệch không nhỏ. Nhiều trường có mức học phí cao đến \'ngất ngưởng\'. Không chỉ vậy, tốc độ và biên độ tăng học phí của các trường này khiến không ít phải \'chóng mặt\'.

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!