Kinh tế khó khăn, thị trường Tết ảm đạm

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2013 nhưng thị trường Tết năm nay hoàn toàn trái ngược, không khí trầm lắng, người dân không mặn mà với việc mua sắm như mọi năm.

Siêu thị đồng loạt kích cầu khuyến mãi


Theo khảo sát của phóng viên, đến thời điểm này hầu hết các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu nhộn nhịp với không khí giao nhận hàng Tết. Các mặt hàng mua sắm Tết bắt đầu được trưng bày, kéo theo đó là việc “kích cầu” với các chương trình giảm giá khuyến mãi. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi lượng khách hàng mua sắm trong thời điểm này rất ít. 

Tại hệ thống siêu thị Metro, nhiều mặt hàng tiêu dùng được người dân dùng nhiều trong dịp Tết cũng đang được giảm giá bán khá lớn như bia, rượu, caphê lon. Đặc biệt như mì chính AJinomoto giảm từ 58.790 đồng xuống còn 53.390 đồng/gói; lô 4 kg đường Biên Hòa giá 83.990 đồng trước đó giảm còn 79.900 đồng; nước mắm Aro từ 15.600 đồng/chai giảm xuống còn 14.190 đồng/chai. Nhiều mặt hàng giảm mạnh như sữa tươi Vinamilk từ 290.389 đồng/thùng giảm xuống còn 263.990 đồng/thùng; Chè Nestea 22x15g giảm từ 51.579 đồng/hộp xuống còn 46.890 đồng/hộp còn tặng thêm một bát tô thủy tinh… 

Hệ thống siêu thị Vinatexmart cũng đồng loạt giảm từ 10 đến 49% cho hàng trăm mặt hàng quần áo, giày dép và hàng tiêu dùng thiết yếu. Hệ thống Co.op Mart cũng giảm giá đến 50% cho 450 mặt hàng thời trang và 300 mặt hàng thực phẩm. Hay như tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) đang giảm 100 sản phẩm gồm hoá mỹ phẩm, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống,… với mức giảm từ 5 - 40%.

Theo nhận định Sở Công Thương Hà Nội, chuyện khan hàng, tăng giá sẽ không xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán này bởi lẽ các trung tâm thương mại, siêu thị như: BigC, Metro, Co.op mart, Intimex, Fivimart,... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng số tiền hàng khoảng 2.300 tỷ đồng. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc cũng dự trữ tại các kho trên 3.000 tấn gạo các loại trị giá 560 tỷ đồng. Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội cũng sẵn sàng để cung ứng cho thị trường trong dịp Tết khoảng 10 triệu chai rượu các loại và hơn 50 triệu lít bia Hà Nội. Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm, Công ty TNHH CNTP Vinh Anh, TNHH Minh Hiền, TNHH chăn nuôi Việt Hưng đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn thịt lợn sạch. Hàng nghìn tấn bánh mứt kẹo sẽ được Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, các công ty Tràng An, Hữu Nghị, Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội phân phối. Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia bình ổn, nguồn cung thị trường Tết cũng chiếm với số lượng lớn. 

 

Thị trường Tết bắt đầu nóng lên từng ngày, nhưng sức mua dường như ngược lại


Người dân e dè sắm Tết


Trong khi doanh nghiệp bắt đầu tung ra các mặt hàng tết khá đa dạng về hình thức, giá cả thì người dân lại tỏ ra vô cùng lo lắng cho việc sắm tết. Bởi thực tế tình hình kinh tế khó khăn, tiền thưởng Tết vẫn chưa thấy đâu nên không khí Tết vẫn rất ảm đạm. Điều này trái ngược hoàn toàn với mọi năm, không khí mua sắm tấp nập thay cho sự trầm lắng như năm nay.

Chị Đặng Thị Thu Vân, một nhân viên ngành ngân hàng cho biết: Mọi năm thời điểm này chị đã bắt đầu rục rịch sắm sửa tết. Thế nhưng, năm rồi ngành ngân hàng gặp khó khăn, các khoản thưởng cũng bị cắt giảm đáng kể. “Biết trước kinh tế khó khăn như vậy nên vợ chồng em cũng khắt khe chi tiêu, mua sắm. Giờ vung tiền, biết đâu sang năm khó khăn hơn biết lấy gì nuôi con” - Chị Vân chia sẻ.

Dù đã đến siêu thị Big C nhưng chị Trần Thu Diệu (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn chưa chọn được mặt hàng nào để mua. Chị Diệu cho biết: “Chúng tôi mới cưới xong nên hai vợ chồng gặp không ít khó khăn về kinh tế. Vì thế, hôm nay đi siêu thị có thể tôi không mua gì mà chỉ xem giá rồi gần Tết về quê mua. Nói thật, Tết đến cận kề rồi mà hai vợ chồng còn mấy triệu làm vốn, trong khi đó quà cáp cho anh em họ hàng, biếu Tết bố mẹ hai bên, tiền mừng tuổi cho các cháu cũng chẳng đủ. Lúc đầu thì tôi cũng định mua trước cho rẻ nhưng giờ nghĩ lại với tình hình giá cả này giáp ngày Tết có khi còn rẻ hơn”. 


Ngoài các giỏ hoa quà thì các mặt hàng khô được bày bán khá nhiều


Trong khi siêu thị ảm đạm thì các tiểu thương buôn bán hàng tết ở chợ truyền thống cũng chẳng khấm khá là mấy. Bà Mai Thị Tình, một người bán hàng ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cho biết, mọi năm giờ này bà bán hàng tấp nập, nhưng năm nay kinh tế khó khăn, người mua thưa thớt nên giá không thể bán cao. Bà Tình bảo, nhà bà có truyền thống làm hàng khô tích trữ như măng, miến, rượu dân tộc… “Quanh năm làm cũng chỉ trông chờ vào ngày Tết. Nhưng không biết đến sát ngày Tết thì thế nào, chứ giờ này vẫn im ắng quá. Tình hình này có khi Tết này cả nhà… đói”. 

Khi được hỏi về nhu cầu mua sắm tết, không ít người thẳng thắn: “Chẳng dám mua sắm gì nhiều”. Chính điều đó càng khiến cho tình hình ảm đạm và người thất thu lại chính là những người buôn bán.


Hàng tết có bị thiếu?

Tết đến, các cơ quan nhà nước bắt đầu giám sát chặt chẽ hơn trong khâu quản lý. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã có Chỉ thị yêu cầu các cơ quan trong ngành Tài chính, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Tỵ (2013). Theo đó, các địa phương triển khai chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bán hàng với giá cả và chất lượng theo đúng cam kết của chương trình; có biện pháp nhằm tăng cường đưa hàng bình ổn giá đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư; kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động, các hình thức khuyến mãi để kích thích tiêu dùng, tăng sức mua...

Theo Sở Công thương Hà Nội, lượng hàng hóa DN chuẩn bị cho Tết Quý Tỵ 2013 tăng khoảng 10 - 12% so với Tết năm ngoái. Năm nay nguồn vốn dành cho hàng bình ổn là hơn 3.436 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn được chuẩn bị chiếm hơn 50% nhu cầu thị trường là dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến... “Với tình hình này, Tết năm nay không có chuyện hụt hàng, sốt hàng, chỉ sợ người dân không có tiền để mua sắm thôi” - Nhiều doanh nghiệp nhận định.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn là điều không tránh khỏi. Do đó, trước khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng cân nhắc kỹ càng hơn, hướng đến những mặt hàng có giá bình dân và tìm đến những doanh nghiệp có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vì vậy, để kích cầu mua sắm vào thời điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, nhất là các siêu thị đã liên kết với các nhà sản xuất thực hiện các biện pháp kích cầu như giảm giá bán, tăng cường các chương trình khuyến mại hoặc tổ chức các hình thức bán hàng linh hoạt để “câu” người tiêu dùng, tuy nhiên việc kích cầu vẫn chưa hiệu quả.

Trong khi đó, không ít doanh nghiệp cho rằng, tình hình sức mua của cả năm rất thấp nên khó dự báo chính xác được nhu cầu thị trường Tết để dự trữ hàng hóa một cách hợp lý. Trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, không chỉ người tiêu dùng mà doanh nghiệp cũng khó khăn, nếu dự báo thị trường không chính xác, doanh nghiệp có thể bị trả giá. Vì thế mà việc sản xuất hàng hóa phục vụ Tết vẫn sản xuất cầm chừng hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng. “Chúng tôi cũng rất cẩn trọng trong việc nhập hàng. Nếu nhu cầu tăng so với dự đoán, chúng tôi cũng đã có kế hoạch dự phòng, nên không lo thiếu hàng hay tăng giá đột biến” - Nhiều doanh nghiệp nhận định.

 

 Theo gdvn

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Xem thêm tại đây: Tết 2013
  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.