Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, 2020 sẽ diễn ra như thế nào?

Sau kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD và các chuyên gia đã gặp gỡ trao đổi và định hướng kỳ thi THPT Quốc gia các năm tới 2019, 2020 sẽ được tổ chức như thế nào?

 Ngày 30/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng đại diện các cục, vụ chức năng của bộ này đã có một ngày lắng nghe góp ý của các chuyên gia về các vấn đề giáo dục và kì thi THPT quốc gia.

Kỳ thi THPT Quốc gia các năm tới

- Những năm 2019, 2020 thực hiện 1 kỳ thi THPT quốc gia với mục đích chính là công nhận và cấp bằng tốt nghiệp THPT. Bởi vậy ổn định môn thi và hình thức thi như đã thông báo trước đây. Bộ GD&ĐT cần bám sát mục tiêu này trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt về đề thi, chấm thi trắc nghiệm.

- Các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng có phương án tuyển sinh tự chủ của mình, không bắt buộc dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

- Từ 2021 Nghiên cứu tiến tới đánh giá chính xác trình độ học sinh, có thể thi trên máy tính với ngân hàng đề thi tốt đảm bảo với một thí sinh dù ngẫu nhiên gặp đề nào cũng phải có kết quả như nhau về đánh giá năng lực. Xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức thi nhiều lần trong năm, cấp chứng chỉ và chứng chỉ này đủ uy tín để các trường Đại học, Học viện tin tưởng chọn là một trong những điều kiện tiên quyết trong những yêu cầu tuyển sinh của mình.

Xác định lại mục tiêu kỳ thi để có đề thi phù hợp

Theo ý kiến của các chuyên gia đều tập trung vào việc phải xác định lại tính chất của kỳ thi này cho đúng. Chúng ta vẫn quen gọi đây là kỳ thi “2 trong 1” và trên thực tế thì việc ra đề thi cũng là để phục vụ hai mục tiêu. Chính vì hai mục tiêu đó nên hôm nay nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, vì mục tiêu vào ĐH nên dễ xảy ra gian lận, tiêu cực. Do vậy, nên xác định mục tiêu này cho đúng là thi để xét tốt nghiệp THPT.

Còn các trường ĐH thì có quyền sử dụng kết quả của kỳ thi này hoặc sử dụng kết quả đó và bổ sung các hình thức đánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp. “Biện pháp trước mắt thì theo tinh thần của của cuộc tọa đàm hôm nay và ý kiến cá nhân tôi thì chắc phải duy trì kỳ thi này cho đến hết năm 2020, đến năm 2021 khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới lên đến cấp THPT thì việc đổi mới hoàn toàn về cách thi là cần thiết.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đây là kỳ thi để phục vụ xét tốt nghiệp THPT từ năm 2019 và các trường ĐH phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để có phương án tuyển sinh của mình thì mới kịp được. Quyền chủ động tuyển sinh rất phù hợp với luật Giáo dục đại học hiện hành”, GS Thuyết nói, rồi nhận xét thêm: “Đề thi của kỳ thi với mục tiêu rõ ràng là thi phục vụ tốt nghiệp THPT sẽ phải thay đổi, không nên quá khó để phục vụ tuyển sinh cho một số trường top đầu như hiện nay”.

Xem đầy đủ toàn bộ buổi trao đổi tại đây: https://bigschool.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-truoc-nhung-phan-tich-coi-mo-thang-than-cua-cac-chuyen-gia-ve-thi-cu

Theo TTHN

 

  • Điểm sàn đánh giá năng lực 2024 - Tất cả các trường

    Điểm sàn ĐGNL (mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển/ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy) của các trường Đại học, Học viện trên cả nước được Tuyensinh247 liên tục cập nhật dưới đây.

  • Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh xét tuyển Đại học 2024

    Thí sinh cần làm những gì để xét tuyển vào các trường Đại học năm 2024. Xem chi tiết các việc thí sinh phải làm: tìm hiểu đề án tuyển sinh các trường, đăng ký xét tuyển sớm theo quy định của trường, đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD, xác nhận nhập học,...

  • Thông tin tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp 2024

    Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển sinh 144 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp năm 2024, xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường dưới đây.

  • Danh sách phương thức xét tuyển Đại học 2024

    Theo quy định của Bộ GD năm 2024 có tất cả 20 phương thức xét tuyển. Dưới đây là mã phương thức, tên phương thức được sử dụng xét tuyển Đại học năm 2024.