Học tủ là một phương pháp học kiến bạn dễ dàng gặp các rủi ro trong quá trình đi thi. Việc tin vào những lời đồn và dự đoán đề thi, nhiều bạn thí sinh còn loại trừ những bài đã được thi 1 – 2 trước đó vì cho rằng không ra.
Tuy nhiên, tư tưởng này có thể khiến các bạn học sinh học tủ, tâm trung một số bài mà bỏ qua những bài học khác. Khi đề thi ra không trúng tủ thì các bạn sẽ rất dễ gặp phải những lúng túng và dễ không làm được bài, mất trắng những điểm thi một cách đáng tiếc.
Qua đó dễ dàng xây dựng được dàn ý các bài viết dù đề dang ở dạng gì.
2. Ôn luyện kỹ năng viết bài theo các dạng đề khác nhau
Kiến thức cơ bản là cái để bạn có thể sử dụng để làm các ý chính, sử dụng vào bài văn. Đối với các đề thi yêu cầu khác nhau thì các bạn cần xử lý linh hoạt các kiến thức đó để làm văn.
Vì vậy, học văn cần phải biết các rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ viết sao cho đúng – đủ – hay và phù hợp với từng dạng đề.
Nhiều bạn học sinh hkông năm rõ được yêu cầu của từng dạng bài văn như: phân tích, chứng minh, bình luận… nên cho rằng làm bài văn nào cũng như nhau.
Điều này hoàn toàn sai lầm bởi mỗi dạng văn đều có những đặc trưng khác nhau nên các bạn cần nắm rõ điều này và đọc, phân tích kỹ các yêu cầu của đề bài để xác định được dạng bài văn, qua đó nâng cao được điểm thi của mình.
Đồng thời việc đọc và phân tích kỹ đề bài sẽ giúp các bạn học sinh có được những định hướng làm bài, tránh lan man, dài dòng mà không đúng trọng tâm của bài, nhớ gì, thích gì viết đó dẫn đến bài thi thiếu ý, không hai mà còn mất nhiều thời gian để thực hiện các câu hỏi khác.
4. Ghi nhớ các yêu cầu khi làm bài thi môn Văn
– Đối với các câu lý thuyết là trả lời đúng yêu cầu của đề thi, ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý.
– Đối với những câu tự luận yêu cầu các bạn xác định đúng đề văn, đảm bảo trình bày đúng, đủ bố cục bài: mở bài, thân bài, kết bài.
– Phần trọng tâm thân bài cần triển khai được các ý một cách đầu đủ và lập luận chắc chắn, rõ ràng.
Hãy cố gắng viết các ý chính cần triển khai ra giấy nháp để tránh sót ý, lặp ý, bài văn có trình tự logic và khoa học.
– Yêu cầu khi đưa dẫn chứng vào bài phải đúng:
+ Chính xác về nội dung
+ Tiêu tiêu
+ Ghi rõ nguồn của dẫn chứng
– Chú ý những lỗi chính tả và trình bày sạch đẹp: dấu hỏi, dấu ngã, các âm cuối, lỗi viết hoa…
(Tuyensinh247.com)