Lớp học đặc biệt của các bệnh nhi ung thư

Giữa Sài Gòn 1 lớp học đặc biệt được các thầy cô về mở lớp giảng dạy, với hơn 300 học sinh là bệnh nhi đang điều trị các bệnh ung thư tại bệnh viện.

Lớp học đặc biệt vì đa phần học sinh đầu không có tóc vì sau những lần hóa trị, xạ trị ung thư. Có em vừa viết chữ, vừa phải truyền hóa chất nên mỗi dãy bàn học còn được bố trí thêm chỗ treo chai hóa chất cho những học sinh "đặc biệt" này.

Lớp học của những bệnh nhi

Lớp học hoạt động 2 buổi/tuần, học 2 môn chính là toán và tiếng Việt. Trung bình mỗi năm khai giảng lớp học có 50 bệnh nhi đăng kí tham gia học và lớp học tiếp tục nhận học sinh mới trong suốt cả năm. Lớp học đôi khi có những tiếng khóc, tiếng rên của trẻ vì đau nhức, vì bệnh tái phát.

Cô giáo Đinh Thị Kim Phấn đang uốn nắn từng nét chữ cho bệnh nhi ung thư tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

 Lớp được thành lập từ năm 2009, với hơn 300 học sinh là bệnh nhi đang điều trị các bệnh ung thư tại bệnh viện. Hiện tại lớp học được cô giáo Đinh Thị Kim Phấn và các bạn sinh viên tình nguyện tổ chức vào chiều thứ 6 (14 - 16h) và sáng thứ 7 (8 - 9h30) hàng tuần. Trong những giờ lên lớp, các em được học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT. 

Bé Hồng Nhung và Anh Dũng đang chăm chỉ tập viết.
Các sinh viên tình nguyện cùng cô Kim Phấn dạy chữ và các phép tính cộng trừ nhân chia cho các em.

 

Hướng dẫn cẩn thận cho các em viết chữ đẹp.
Dù căn bệnh quái ác hành hạ nhưng mỗi khi tới giờ học là mắt các em ánh lên một niềm vui.



Bé Tiến trở lại lớp học sau những ngày nằm truyền hóa chất.
Các em bé trọc đầu đang chống chọi với cơn đau để theo học chữ.
Bé Như Ý đã mất sau một thời gian ngắn học chữ với cô Phấn.

 

Bé Yến Vy, 6 tuổi, được các anh chị tình nguyện dạy tập viết sau khi mới được trở về từ phòng ICU (phòng chăm sóc đặc biệt).
Bé Anh Thư (4 tuổi, bị ung thư máu) thích thú khi được các anh chị kể chuyện.
Cuối mỗi buổi học, các em còn được sinh hoạt, vui chơi cùng các cô giáo và anh chị tình nguyện viên.

Cô Phạm Thị Tốt, chia sẻ, sức khỏe của các em kém, lớp nhận học sinh trong suốt cả năm nên trình độ các em không đều nhau. Mỗi chữ mà các em học được đều mang nặng những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt và chứa đựng niềm hạnh phúc lớn lao của cả đội ngũ cô trò, tình nguyện viên và gia đình.

Bên cạnh nỗi buồn, mất mát thì nơi con chữ trong nghịch cảnh này đã tiếp sức cho những bệnh nhi ung bướu vui sống và vươn lên.

Theo Thethaohangngay