Luyện thi thpt quốc gia môn toán 2016

Kỳ thi thpt quốc gia chính thức được Bộ giáo dục áp dụng sau 13 năm giữ ôn định, cùng với sự thay đổi đó kéo theo đề thi cũng như định hướng ra đề Bộ giáo dục cũng thay đổi theo yêu cầu mới về đổi mới giáo dục toàn diện. Và ngay từ khi đổi mới Tuyensinh247.com đã tiên phong cho ra mắt khóa học luyện thi thpt quốc gia bám sát với định hướng Bộ giáo dục và được thể hệ học sinh, phụ huynh cũng như thầy cô giáo khóa 97 đánh giá rất cao.

Chính vì niềm tự hào là đơn vị tiên phong trong đổi mới các khóa học, xây dựng bám sát với đổi mới trong cấu trúc đề thi cũng định hướng đề thi của Bộ giáo dục. Năm 2016 Tuyensinh247.com tiếp tục cho ra mắt khóa học mới phục vụ riêng cho các bạn học sinh lớp 12 và các em "lớp 13" có nhu cầu ôn thi lại tham gia kỳ thi thpt quốc gia 2016. 

Về Phân bổ kiến thức theo lớp: Kiến thức môn Toán phân bổ kiến thức từ lớp 10, lớp 11 đến lớp 12, trong đó phần lớn chiếm từ 60-70% là kiến thức lớp 12, còn lại là kiến thức lớp 10 và 11.

Về mục tiêu nếu các em muốn kiếm điểm thi từ 5-7 điểm thì tập trung vào các chuyền đề: Hàm số và các bài toán liên quan, Phương trình lượng giác, Tích phân, Hình học không gian, Hình giải tích không gian, Tổ hợp – Xác xuất – Nhị thức – Số phức

Còn đối với mục tiêu cao hơn các em nên tập trung thêm các chuyên đề: Bất đẳng thức, Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất , Hình học phẳng 0XY, giải phương trình vô tỷ

Theo tư vấn của Bộ tứ giáo viên trường chuyên ( Thầy Lâm, Thầy Mạnh, Thầy Hải,Thầy Hiệp), thì một tuần nên dành thời gian học 3 buổi, mỗi buổi 1 chuyên đề - sao cho một tuần đều học được 3 chuyên đề là giải tích, hình học và chuyên đề đại số và lưu 

1. Chuyên đề giải tích: Hàm số, mũ logarit, nguyên hàm tích phân, số phức

2. Chuyên đề hình học:Hình học không gian, phương pháp tọa độ trong không gian, phương pháp tọa độ phẳng
3. Chuyên đề đại số: 10 và lớp 11 - Lượng giác, tổ hợp, nhị thức newton, xác xuất, phương trình, hệ phương trình đại số, bất đẳng thức 
 
Và theo các Thầy các em nên lập cho mình kế hoạch cụ thể và đối với bàn nào xác định xét tuyển ĐH thì chậm nhất  tháng 1/2016 là cần nắm vững toàn bộ kiến thức của Toán lớp 12 sau đó tiến hành ôn tập và luyện các chuyên đề khác.

-> Các em có thể học thử miễn phí ngay bài giảng trong khóa học với bộ tứ giáo viên trường chuyên hoặc Thầy Phạm Quốc Vượng click vào đâyLuyện thi thpt quốc gia môn Toán tại đây

NỘI DUNG KIẾN THỨC

CƠ HỘI XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ VÀ MỨC ĐỘ KHÓ DỄ KHI ĐƯỢC RA

1. Hàm số và các bài toán liên quan
- Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
- Các bài toán liên quan

(Click vào Học thử miễn phí)

Nội dung kiến thức Hàm số được ra ở ý (a), (b) Câu 1 đề thi đại học các năm. 

Qua các năm, câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2014, hai câu hỏi phần Hàm số ở mức độ dễ và trung bình, đến năm 2015 chỉ còn lại ý (a) của phần khảo sát hàm số là một câu hỏi dễ kiếm điểm nhất trong đề thi nhưng cũng dễ mất điểm đối với những học sinh không cẩn thận về cách trình bày, ý (b) của phần bài toán liên quan đến khảo sát hàm số ở các đề thi năm trước khá khó kiếm điểm trọn vẹn . Chính vì đề thi THPT QG được phân hóa theo mức độ nên đã được thay phần này bởi phần tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên 1 đoạn. Nên các em yên tâm, nếu như, các em nắm vững phần chương I đại số của lớp 12 là các em đã nắm chắc 2 điểm trong đề thi THPT QG rồi. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức, các công thức đơn giản và nhất là tính toán thành thạo và thật cẩn thận.

»
 Đây là nội dung kiến thức dễ, cơ bản mà hầu hết mọi học sinh đều phải làm được nếu muốn xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào đại học (ít nhất là câu đầu tiên).

2. Phương trình lượng giác
(Click vào Học thử miễn phí)


Nội dung kiến thức phần Phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi dễ và cũng thuộc câu kiếm điểm

» Với nội dung kiến thức này, học sinh chỉ cần nhớ, biết cách biến đổi và vận dụng các công thức lượng giác là có thể làm được, thường rơi vào những dạng bài biến đổi phương trình lượng giác về phương trình tích để làm. 

Nhưng học sinh lưu ý như sau: Trong các đề thi của các năm trở về trước câu lượng giác luôn luôn ở dạng giải phương trình lượng giác nhưng đến năm 2015 đã được thay thế bởi 1 câu tính toán, rút gọn biểu thức lượng giác dựa vào những yếu tố đã biết của đề thi và đây là phần trong kiến thức chương cuối cùng của đại số 10. Rơi vào phần này thì các em trung bình yếu càng dễ kiếm điểm hơn.

3. Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình  
(Click vào Học thử miễn phí)                                                                                              


Đề thi thpt quốc gia thường mới nhất có 1 câu Giải phương trình vô tỉ và câu này chiếm 01 điểm. Đề thi những năm gần đây cho thấy câu thuộc chuyên đề với mức độ câu hỏi khó yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao. Những học sinh muốn kiếm từ điểm 8 trở nên cân quan tâm đến chuyên đề này.
Ngoài ra có 1 câu chiếm 0,5 điểm đó là câu giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình mũ – logarit. Nhưng phần này các em đừng lo, sẽ là dễ nếu như học thật chắc các công thức chương này đưa ra
» Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.

4. Tích phân
(Click vào Học thử miễn phí)


Tích phân mới đầu học thì học sinh cảm thấy rất phức tạp và khó hiểu nhưng nếu chúng ta biết cách học theo từng dạng của nó thì lại cảm thấy vô cùng đơn giản. Học sinh lưu ý là phần này luôn có mặt trong các đề thi đại học THPT QG và đây là phần câu hỏi giữ nguyên ở mức độ khó trung bình chắc chắn nếu nắm vững các dạng thì đây được coi là 1 câu dễ kiếm điểm trong kỳ thi này.
» Đây là phần kiến thức vừa sức kể cả với học sinh trung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thứcTích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phân của từng dạng một và cách vận dụng các kiến thức này. Học sinh cần nắm vững nhất phương pháp tích phân từng phần và tích phân đổi biến số vì 2 phương pháp này thường xuyên xuất hiện trong đề thi nhất.

5. Hình học không gian

- Thể tích
- Khoảng cách
(Click vào Học thử miễn phí)

Trong đề thi thpt quôc gia môn Toán, phần Hình học không gian là không thể vắng mắt thường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách nhất là khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏi trung bình – dễ, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn một chút nhưng không phải là không lấy được điểm ở câu này.

Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích. Học sinh lưu ý 1 điểm quan trọng đó là vẽ hình phải thật chính xác, nếu vẽ hình sai giám thị sẽ không chấm điểm câu này cho các em. Để làm được điều này chúng ta phải nắm vững kiến thức hình học không gian từ lớp 11 bởi vì lên lớp 12 chúng ta không được học lại kiến thức đó mà học cao hơn thôi.

Yêu cầu tính khoảng cách thì không chỉ đòi hỏi học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mà còn phải nắm thật chắc các phương pháp tính khoảng cách như (khoảng cách từ  1 điểm tới 1 mặt phẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau) mới có thể giải được. Có 1 điều quan trọng là 1 mẹo làm bài tập liên quan đến câu khoảng cách này trở nên đơn giản hơn là có thể gắn hình của chúng ta vào 1 hệ trục tọa độ và tính theo phương pháp tọa độ, 99% bài tập có thể làm theo phương pháp này (học sinh sẽ được học ở phần chương III của hình học 12)

» Cả hai phần kiến thức Thể tích và Khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian. Câu này cũng được mệnh danh là câu gỡ điểm trong đề thi. Mà “hình chóp” là hình được xuất hiện nhiều nhất trong các đề thi của các năm trở về đây.

6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN

(Click vào Học thử miễn phí)


Nội dung Bất đẳng thứcGTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2015, câu 10 này vẫn thuộc loại câu phân loại cao thí sinh). Câu hỏi này không mấy học sinh làm được trọn vẹn, kể cả các thầy cô cũng phải loay hoay với loại câu này. Gặp phần này học sinh thường bỏ qua không động tới, nhưng đó là một sai lầm bởi vì, phần chấm điểm trong các đề thi THPT QG là chấm theo bước,  học sinh nên tìm hiểu phần này ngay từ đầu để có thể nâng cao số điểm trong bài làm của mình không phải là vấn đề quá khó, cái chính là phải vượt qua được cái ngại của bản thân mình.
 
» Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu vận dụng cao rõ ràng nhất, là câu mà các trường tốp trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.

7. Hình học phẳng

(Click vào Học thử miễn phí)


Câu này thuộc những câu kiếm điểm 8 điểm 9 trong đề thi thpt quốc gia, Trong các năm trước đó các câu hỏi Hình học phẳng có mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2015, câu hỏi Hình học phẳng ở mức độ khó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao và vận dụng nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau mới làm được.

» 
Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh thường không được điểm tối đa trong phần này bởi học sinh chưa làm triệt để các loại trường hợp và khi tìm ra kết quả rồi không biết loại trường hợp nào. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.

8. Hình giải tích không gian
(Click vào Học thử miễn phí)


Nội dung Hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010-2015 nằm ở mức độ từ dễ đến trung bình, độ khó giảm dần qua các năm

» Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ học thuộc các loại công thức, luyện tập thật nhiều bài tập. Câu hỏi này cũng được liệt kê vào câu hỏi kiếm điểm cho học sinh trung bình - khá

9. Tổ hợp – Xác xuất – Nhị thức – Số phức

(Click vào Học thử miễn phí)


Nội dung kiến thức Tổ hợp – Xác suất – Nhị thức là phần kiến thức ở mức độ trung bình khá trong đề thi thpt quốc gia và đề đại học các năm gần đây. Trong năm 2015 đề thi có một câu về xác suất. Học sinh thường ngại học phần này nhưng các em không nên bỏ qua bởi nó cũng là phần kiến thức kiếm điểm cho các em.

Phần số phức là phần kiến thức phải nói là dễ trong đề thi, chỉ cần nhớ công thức đơn giản của nó là ta có trọn vẹn 1 điểm rồi.

» Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản nhưng phải chính xác là có thể làm được.

  (Tuyensinh247.com)