Nếu bỏ xét tuyển sớm, việc đăng ký thi ĐH năm 2025 như thế nào?Trường hợp bỏ xét tuyển sớm, việc đăng ký xét tuyển ĐH trong năm tuyển sinh 2025 sẽ thế nào, là một câu hỏi được đặt ra từ phía người học. Theo đại diện một số trường ĐH, việc bỏ xét tuyển sớm cũng không làm thay đổi việc chọn môn thi hay phương thức xét tuyển của thí sinh. Chia sẻ tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 7.12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, nhiều ý kiến của các chuyên gia, người làm công tác tuyển sinh đề nghị bỏ xét tuyển sớm. Bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng, ông Sơn cho hay. Như vậy, trường hợp không còn xét tuyển sớm, các trường ĐH sẽ thực hiện một đợt xét tuyển chung cho tất cả các phương thức theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trong khoảng thời gian quy định này, các trường đồng thời nhận hồ sơ xét tuyển vào trường bằng nhiều phương thức khác nhau: điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm học tập THPT, điểm kỳ thi đánh giá năng lực, điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt… Trường hợp bỏ xét tuyển sớm, việc đăng ký xét tuyển ĐH trong năm tuyển sinh 2025 sẽ thế nào, là một câu hỏi được đặt ra từ phía người học. Theo đại diện một số trường ĐH, việc bỏ xét tuyển sớm cũng không làm thay đổi việc chọn môn thi hay phương thức xét tuyển của thí sinh. >> Xem thêm thông tin Bộ GD cân nhắc bỏ xét tuyển sớm năm 2025 TẠI ĐÂY PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng trường hợp bỏ luôn hình thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH năm 2025 thì cũng không ảnh hưởng đến việc tham gia xét tuyển ĐH bằng các phương thức của thí sinh. Theo PGS Phúc, như năm 2024, thí sinh dù trúng tuyển có điều kiện xét tuyển sớm, cũng thực hiện việc đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT trong đợt 1. Năm tới, nếu không còn xét tuyển sớm, việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vẫn có thể thực hiện theo hình thức đó. Thí sinh có thể tham gia xét tuyển vào nhiều trường, bằng nhiều phương thức và đặt nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. "Hình thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển cơ bản không đổi, có chăng sự thay đổi là tâm lý của thí sinh. Nếu đã trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức ở giai đoạn xét tuyển sớm, thí sinh có thể an tâm hơn khi thực hiện đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung", PGS Phúc nhận định. Cũng liên quan vấn đề xét tuyển sớm, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng việc tất cả các trường đại học, học viện xét tuyển sớm sẽ gây hỗn loạn ở dưới các trường THPT, bởi khối lượng xác nhận nhiều. Bên cạnh đó, khi đủ điều kiện xét tuyển sớm, học sinh không quan tâm học tập ở học kỳ II năm lớp 12. Học viện Tài chính không triển khai việc xét tuyển sớm. Đại diện Học viện Tài chính cũng ủng hộ việc xét tuyển bằng học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12. “Có trường 'cạnh tranh' trong xét tuyển bằng việc chỉ xét kết quả học tập của học sinh ở 5 học kỳ (cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12) nên có câu chuyện học sinh ăn Tết xong vào học kỳ 2 không tập trung học hành nữa. Qua quá trình tư vấn tuyển sinh, đi đến các địa phương, các trường, tôi nhận thấy và trao đổi về bất cập này. Chúng tôi cho rằng không nên vì cạnh tranh ở đại học mà ở dưới bậc THPT xáo trộn”, ông Tùng nói. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng chia sẻ: "Nếu có trường hợp bỏ xét tuyển sớm, điều này cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc lựa chọn môn học của thí sinh trong việc xét tuyển vào ĐH. Bởi lẽ, các trường vẫn không thay đổi các phương thức xét tuyển mà chỉ điều chỉnh thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT". Tuy nhiên, theo tiến sĩ Quốc Anh, nếu như những năm qua các thí sinh được giảm áp lực thi cử vì phần lớn thí sinh có kết quả trúng tuyển vào các trường ĐH trước khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, thì với việc bỏ xét tuyển sớm năm tới chắc chắn sẽ ảnh hưởng một phần đến tâm lý của thí sinh và gia tăng áp lực thi cử do khi đó thí sinh chưa xác định được khả năng trúng tuyển của mình. Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non được Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến từ ngày 22.11 và kết thúc ngày 22.1.2025. Theo Báo Thanh Niên
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2025
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Tham khảo ngay đề thi chọn Học sinh Giỏi Quốc gia năm học 2024 - 2025 môn Hóa học ngày 2 được tổ chức thi sáng ngày 26/12 dưới đây.
Những kỳ thi ĐGNL được tổ chức trong năm 2025 tiếp tục gia tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Lịch thi ĐGNL, đánh giá tư duy 2025 sẽ vào tháng mấy? Bao giờ thì có thể đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025? Thời gian thi đánh giá năng lực 2025 được cập nhật mới nhất dưới đây.
Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHQG TPHCM, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư Phạm Hà Nội, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An và các trường đại học tổ chức thi V-SAT năm 2025 sẽ được tổ chức ở đâu? Các đợt thi sẽ có những điểm thi nào?
Năm 2025, kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ được tổ chức làm 2 đợt diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6. Vậy thời gian để thí sinh đăng kí ca thi sẽ diễn ra vào thời gian nào? Chi tiết cụ thể được đăng tải bên dưới.