Ngàn lý do cho teen \"ghét\" giáo viên?Có rất nhiều nguyên nhân khiến teen có ác cảm với giáo viên, đấy là một điều không thể tránh khỏi trong môi trường giáo dục từ trước đến nay. Giáo viên và học sinh không “hợp” nhau Đây là nguyên nhân đầu tiên. Và đa số học sinh không thích giáo viên cũng vì lý do này. Khi không “hợp” nhau, tất nhiên giữa học sinh và giáo viên sẽ có nhiều ác cảm. Bạn M.N (18 tuổi – THPT TN) cười và chia sẻ: “Có nhiều giáo viên khi mới nhận lớp mình đã cảm thấy không thích, vì họ khó tính và khắt khe với lớp, khiến lớp cảm thấy khó gần.”
“Trước đến giờ thầy K đã không thích mình, vì mái tóc mình không hợp mắt thầy ấy, vì mình hay đi học muộn, mình biết đấy cũng là một khuyết điểm, nhưng không có gì để thầy phải tỏ thái độ kì thị với mình như thế, trong lớp cũng đâu phải mỗi mình hay đi trễ, giờ mình có thay đổi thế nào thì cũng vậy thôi, thế nên mình cũng không có cảm tình gì vơi thầy ấy” – Q.T ( 17 tuổi) tỏ vẻ bức xúc. Cũng chính vì một vài lý do như thế, dù là cá nhân hay tập thể lớp cũng khiến cho giáo viên và học sinh không “hợp” nhau, dù ít hay nhiều thì đều khiến học sinh thấy có ác cảm với giáo viên, từ đấy ghét học môn học do giáo viên ấy giảng dạy.
“Vì quá khắt khe với lớp nên mỗi khi đến tiếc của những thầy cô đấy mình và cả lớp chằng muốn học, thường không tâp trung hoặc làm việc riêng, có nhiều bạn còn bùng tiết” – M.N tiếp tục chia sẻ. Giáo viên ra đề thi khó và cho điểm thấp Đấy là điều không thể phủ nhận, dù là học sinh Tiểu học, Trung học hay Phổ thông, và cả Sinh viên cũng thế. Các bạn đều thích những ai ra đề thi, đề kiểm tra nhẹ, điều đấy sẽ tạo điều kiện cho các bạn có được điểm cao trong môn học. Tất nhiên, việc giáo viên ra đề thi khó khiến học sinh thấy khó chịu, áp lực lớn và không thích vì kết quả sẽ thấp. Về việc này, Q.T chia sẻ: “Trước đây mình chưa học cô V bao giờ, nhưng đầu năm được biết cô ấy sẽ dạy lớp mình môn Toán. Mình có thăm hỏi về cô qua các anh chị lớp trên và biết rằng cô ra đề kiểm tra “ác lắm, khó mà được điểm khá” – theo lời các anh chị kể lại. Từ đấy mình và bọn bạn không bỗng nhiên có ác cảm vói cô”
Được hỏi về vấn đề này, K.V ( 23 tuổi – Sinh viên Sư phạm QN) lại cho rằng: “Việc các em ghét giáo viên ra đề khó cũng dễ hiểu thôi, vì trước kia mình cũng từng như thế mà ( cười). Đề dài, hơi rắc rối và các em không thể giải được, theo các em như thế là đề khó. Nhưng hoàn toàn không phải như thế, giáo viên không ai ra đề khó bao giờ, thường nếu có chỉ là một câu hỏi nhỏ dành cho các bạn học khá trở lên, 90% còn lại thì học lực trung bình đều có thể làm được và làm tốt. Chẳng qua các em không chịu suy nghĩ và chưa cố gắng hết sức thôi. Nếu ra đề quá dễ thì sẽ khiến các em chủ quan, ỷ lại bà không chịu học, đấy là đang “hại” các em. Các em không thích giáo viên thì cũng đành chịu, nhưung trong chuyện này không thể trách họ được, chỉ trừ một số ít giáo viên ra đề quá khó mà thôi”.
Đến cả những lý do không chính đáng Ngoài ra còn những lý do cực kỳ lãng xẹt hoặc chưa bằng lòng học sinh cũng là nguyên nhân khiến giáo viên “bị ghét”.
“Cô ấy bênh vực học sinh”, “Thầy đó dạy không hay mà hay cho về muộn”... là những gì các bạn chia sẻ về thầy cô của mình T.Tr (15 tuổi) chia sẻ: “Cô T trường mình khá xinh, các bạn và thầy cô đều nhận xét thế. Nhưng cô ăn bận thật sự không phù hợp, dù đó là áo dài, vest hay váy, tất cả đều được cô “biến hóa” khi lên lớp."
Nếu để ý, việc ghét thầy cô cũng được các bạn “bày tỏ” trên Facebook bằng cách lập ra các fanpage với các tên: hội những người căm ghét giáo viên chủ nhiêm; Hội những người ghét bị giáo viên gọi lên bảng; Hội những người ghét giáo viên dạy họa… Chỉ cần gõ tìm kiếm trên Facebook với từ khóa "ghét giáo viên" là có thể tìm thấy nhiều hội cùng nội dung được lập ra. Ở các hội này các bạn gia nhập để “dìm hàng”, nói xấu, thậm chí chửi rủa giáo viên bằng những từ ngữ quá đáng… chỉ vì những việc không đáng hoặc có mâu thuẫn nhỏ với giáo viên. Và lạ thay, các hội này có số lượt nguời like tăng rất nhanh.
Ghét giáo viên là việc xấu? Nhiều bạn nghĩ ghét giáo viên không có gì là xấu cả. Chỉ vì thầy cô đối xử với mình không tốt nên mình có quyền có ác cảm với họ. Có thể hiểu, ác cảm với một ai đấy là chuyện bình thường, kể cả giáo viên của mình. Và ngược lại giáo viên cũng có khi ác cảm với học sinh. Nhưng ghét không phải là các bạn được quyền xúc phạm, lên án hay là vào Facebook chửi rủa để xả xì – trét. Dù sao cũng là Thầy của mình, nên họ cần được tôn trọng. Hãy hành động sao cho khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày một gần gũi hơn các bạn nhé. Theo TTVN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Thời gian nghỉ tết nguyên Đán năm 2018 của sinh viên các trường đại học trên cả nước được Tuyensinh247 cập nhật chi tiết dưới đây. Xem để biết lịch nghỉ cụ thể của trường mình là khi nào nhé.
Tổng hợp những câu chuyện về tình cảm thầy trò hay nhất, những truyện ngắn về thầy cô nhân ngày 20/11 xúc động.
Nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11 Tuyensinh247 sưu tầm những bài thơ hay nhất về thầy cô do các độc giả đăng tải cũng như của các nhà thơ.
Tuyển tập truyện cười nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 dành tặng thầy cô giáo với những truyện thật hài hước, vui tươi, những mẩu chuyện này cũng có thể cho vào báo tường thêm phần ấn tượng nữa nhé.