Khối đá hình chữ T mà người Maya đã khắc lịch lên đó ghi lại vòng tuần hoàn của sự sống. Theo đó, ngày cuối cùng của lịch Maya là 23/12/2012 chứ không phải là 21/12, và nó mang ý nghĩa là kết thúc cho một chu kỳ.
Xem thêm: Tin mới nhất về ngày tận thế?
Trong lúc nhiều người đã đặt phòng tại các khu thánh địa trước đây của người Maya để chuẩn bị đón "ngày tận thế" thì các nhà nghiên cứu lại cho rằng người Maya không thực sự đặt ra cột mốc cụ thể về thời điểm thế giới diệt vong vào 21/12/2012 như nhiều người vẫn nghĩ.
Những truyền thuyết về ngày tận thế đã tạo cảm hứng cho nhiều tác giả và các nhà làm phim thật ra chưa bao giờ xuất hiện trong khối đá hình chữ T mà người Maya đã khắc lịch lên đó vào thời điểm khoảng năm 669 sau Công nguyên ở Đông Nam Mexico.
Người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ. |
Thực tế, phiến đá đó ghi lại vòng tuần hoàn của sự sống. Theo đó, ngày cuối cùng của lịch Maya là 23/12/2012 chứ không phải là 21/12, và nó mang ý nghĩa là kết thúc cho một chu kỳ để mở ra một chu kỳ mới.
"Người Maya có một vòng tuần hoàn thời gian. Vòng tuần hoàn này không mang nhiều ý nghĩa về ngày tận thế", nhà địa chất Mexico Jose Romero cho hay. Nghĩa là sẽ không có những tòa nhà đổ sập, lũ lụt kinh hoàng, động đất và núi lửa như Hollywood đã mô tả trong bộ phim bom tấn "2012". Nó là sản phẩm tưởng tượng của các nhà làm phim Hollywood chứ không phải của người Maya.
Phiến đá nói trên được gọi là Monument 6, đặt ở El Tortuguero, một di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1915. Phiến đã đã bị vỡ thành 6 mảnh, các mảnh được trưng bày ở nhiều bảo tàng khác nhau tại Mỹ và Mexico, bao gồm bảo tàng Carlos Pellicer Camara Anthropology ở Tabasco (Mexico) và Metropolitan ở New York. Nghiên cứu đầu tiên về cột đá được một chuyên gia người Đức công bố năm 1978. Kể từ đó, nhiều chuyên gia về địa lý cho rằng cột đá của người Maya nêu trên nói tới ngày 23/12, thay vì ngày 21/12/2012.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng, bộ lịch đá của người Maya tính thời gian bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên đến ngày 23/12/2012. Tuy nhiên, do người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ, chứ không phải là điểm kết thúc của thế giới này.
Lịch đá của người Maya (Nguồn: AFP) |
Một chu kỳ thời gian của người Maya được tính là 13 baak t'uunes, với mỗi baak t'uunes tương đương với 144.000 ngày. Thực chất, người Maya không tiên đoán những gì to tát và xa xôi mà chỉ dự đoán những sự kiện trong tương lai gần, liên quan đến vụ mùa, mưa gió hay hạn hán.
"Lịch của người Maya không có điểm kết thúc, mà là vô hạn. Đó là sự bắt đầu một chu kỳ mới, thế thôi", sử gia Mexico Erick Velasquez nói. Theo các chuyên gia, chính những người theo Thiên Chúa giáo mới nói về ngày tận thế chứ không phải là người Maya. Và mới đây, chính đại diện của người Maya đã lên tiếng bác bỏ về cái gọi là "ngày tận thế" vào 21/12/2012.
Xem thêm: Tin mới nhất về ngày tận thế?
Theo Vietnamplus
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.