\"Khi bạn yêu thành phố Hà Nội, Sài Gòn... hay bất cứ một nơi nào khác, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp đa dạng về văn hóa của nó. Điều đó có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai\".
Bộ ảnh đồ họa "The Difference Between Hanoi and Saigon" (Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của Lê Duy Nhất (27 tuổi, sinh viên thiết kế đồ họa) đã gây ấn tượng lớn với dân mạng. Với góc nhìn vui, hài hước, Nhất đã mô tả khái quát về sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những cảm nhận và trải nghiệm của bản thân.
Tác giả bộ ảnh cho biết, đây cũng là đề tài tốt nghiệp mới được cậu bảo vệ cách đây khoảng một tháng và đạt giải nhì toàn khóa, nhưng không ngờ sau khi đăng lên mạng lại được nhiều người đón nhận và phản hồi như vậy. Theo Nhất, người xem cũng có thể biết được ở đâu đó sự so sánh này như qua sách báo, tuy nhiên không phải là cách thể hiện bằng hình ảnh.
"Trên thực tế còn có rất nhiều sự khác biệt, bộ ảnh chỉ thể hiện được một phần với nét tiêu biểu dễ nhận thấy nhất. Sự so sánh này cũng chỉ mang tính tương đối và người xem có thể cảm nhận cũng như hiểu theo cách riêng chứ không nên hiểu một cách máy móc", tác giả giải thích.
Theo Nhất, sau 4 năm học ngành Công nghệ thông tin, nhận thấy niềm đam mê thực sự của mình lại liên quan đến nghệ thuật nên cậu quyết định đi học thêm một khóa thiết kế đồ họa. Là người thích đi du lịch, ưa khám phá văn hóa Việt Nam nên từ lâu Nhất đã ấp ủ làm điều gì đó để có thể giới thiệu cho người dân và du khách nước ngoài thấy được những nét độc đáo, đặc trưng mang tính vùng miền của đất nước.
Đây cũng chính là lý do mà tác giả bộ ảnh chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ giới thiệu. "Người Việt khi xem những bức ảnh này phần nào cũng nhận thấy được sự khác biệt, còn với người nước ngoài nếu chưa có thời gian dài trải nghiệm ở Việt Nam thì cũng khó nhận biết", Nhất nói.
Bộ ảnh được thực hiện trong một tháng nhưng trước đó cậu phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn những nét văn hóa tiêu biểu nhưng cũng không mang tính tiêu cực. Do chỉ đến Hà Nội vài lần, trải nghiệm về cuộc sống, con người nơi đây chưa nhiều nên khi thực hiện ý tưởng của mình cậu đã phải hỏi ý kiến của rất nhiều người thân và bạn bè.
Duy Nhất cho biết, bộ ảnh này là bước khởi đầu trong kế hoạch đưa nét văn hóa của Việt Nam vào tranh đồ họa. Trong tương lai cậu sẽ tìm hiểu thêm về vùng đất và con người miền Trung để hoàn hiện bộ ảnh phản ánh được đầy đủ văn hóa của ba miền Bắc - Trung - Nam.
"Khi bạn yêu thành phố Hà Nội, Sài Gòn... hay bất cứ một nơi nào khác, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp đa dạng về văn hóa của nó. Điều đó có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai", Nhất nói về ý định chuyển tải đến người xem bộ ảnh của mình.
Nếu như ở Hà Nội chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc xe chở hoa đi bán dạo thì ở Sài Gòn hoa thường chỉ được bán ở trong nhà. |
Tương tự, hình ảnh những món ăn đường phố thường được bày bán trong những gánh hàng rong, còn Sài Gòn lại dùng xe đẩy. |
Nói đến loài hoa đặc trưng ngày Tết ở Hà Nội người ta sẽ nghĩ đến hoa đào, còn ở Sài Gòn phải là hoa mai. |
Những cơn mưa ở Hà Nội thường kéo dài dầm dề, có khi kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhưng mưa ở Sài Gòn thì chỉ trong chốc lát. |
Khi đi ra ngoài đường người Hà Nội thường ăn mặc rất chỉnh tề, còn người Sài Gòn ưa sự thoải mái, tiện lợi. |
"Ở Hà Nội hay Sài Gòn đều phải trải qua tình trạng kẹt xe. Nhưng dù sao ở Sài Gòn người đi đường vẫn có tuần tự hơn", tác giả bộ ảnh nêu ý kiến. |
Hà Nội có nhiều hồ rộng, nhưng Sài Gòn thì chỉ có hồ Con Rùa |
Những món đồ gợi lên sự hoài cổ của người Hà Nội và Sài Gòn cũng có chút khác biệt. |
Chiếc mũ cối của các chiến sĩ cảnh sát giao thông có lẽ chỉ có ở Hà Nội. |
Người Hà Nội thường thức dậy sớm hơn người Sài Gòn. |
Thông điệp mà tác giả bộ ảnh gửi đến người xem là: "Khi bạn yêu Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ một thành phố nào khác , bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đa dạng của nó. Điều đó, có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai". |
Bình Nguyên (VNE)
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.