Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan. Cùng tìm hiểu một ngày lễ khiến mỗi người trong chúng ta tìm về với cội nguồn, báo hiếu đấng sinh thành!

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị cực hình ở cảnh giới Địa ngục; thân thể bà tiều tụy vì đói khát, ông đã đem cơm do “tín thí” cúng dường xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Lễ vu lan
Ngày lễ vu lan báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.
 
Vu Lan Bồn có ý nghĩa đơn giản là dùng lễ vật đựng trong một cái bồn (thau, chậu) dâng cúng lên các vị tu hành thanh tịnh để nhờ sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người bị tội chướng hành hạ, thọ khổ báo trong hiện kiếp và nhiều đời. Điều đó có nghĩa là lễ Vu Lan đã có từ thời Đức Phật còn tại thế, do Ngài Mục Kiền Liên xin Phật dạy để cứu mẹ.

Trên thế gian này, tất cả những sự sống đều do cha, mẹ sinh ra. Cha mẹ đã chịu mọi khó khổ để sinh con ra, và để nuôi con khôn lớn. Con người hơn loài cầm thú là có “hiếu đạo”. Nếu ai đó đã không thương cha, kính mẹ thì còn tệ hơn loài cầm thú. Vì thế nếu chúng ta tự nhận mình là người thì phải biết ơn và báo ân.

Biết ơn là phải thấy được sự có mặt của mình ở cõi đời này là từ đâu. Nhiều người trong chúng ta phủ nhận công sinh dưỡng từ cha mẹ, đã bội phản nói rằng tôi từ thần đá, thần đất, thần gió, thần lửa v.v… sinh ra; từ đó đâm ra chửi cha, mắng mẹ, phá tán gia cang làm cho cha mẹ phải đau khổ suốt đời (trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân có chép.)

Báo ân là phải đáp đền ơn đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người. Chúng ta báo ân bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, và đỡ đần khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cha mẹ phải nên hiểu rõ đạo lý báo ân để việc báo ân được kết quả hơn. Cha mẹ sinh ra ta cũng chỉ là người phàm, mắt thịt, nên những sự lỗi lầm, sai quấy xảy ra hằng ngày, đôi khi cha mẹ không thấy ra đó là tội hay phước, chỉ vì tập quán và hoàn cảnh để sống còn.
 
Cúng lễ vu lan như thế nào?
 
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.
 
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép... Gần đây có tệ nạn rất lãng phí và vô lý là làm đồ mã gồm cả tivi, tủ lạnh, máy giặt, ngựa, phương tiện giao thông, mũ kepi, người giúp việc, thậm chí cả nhà cao tầng, quạt điện, điều hòa, di động, IPhone... để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người dương trần.
 
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
 
Ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản... Tượng trưng cho những cô hồn...
 
Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Bông hồng cài áo Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ. Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Nước biển mây mông không đong đầy Tình Mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín Công Cha

Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.

Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.

 

Vu lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên còn được gọi là lễ xá tội vong nhân. Vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục đều được xá tội, được lên dương gian. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.

Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn” không đem lại may mắn, người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.

Tổng hợp

 

CHÚ Ý! TUYENSINH247 KHUYẾN MÃI ĐỒNG GIÁ 399K - 499K

  • Duy nhất từ 13/11-15/11/2024.
  • 100% khoá học được cập nhật theo chương trình mới, đầy đủ 3 đầu sách giáo khoa
  • Khoá luyện thi, luyện đề TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy; Khoá ôn thi vào lớp 10; Khoá học bứt phá điểm 9,10 các lớp từ lớp 1-12

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


  • Những lời chúc ngày vu lan hay và ý nghĩa nhất

    Tổng hợp những lời chúc mẹ ngày vu lan hay và ý nghĩa nhất.Dù đó có là lời cảm ơn hay một lời chúc cũng đủ khiến ba mẹ chúng mình ấm lòng rồi. Chúc các bạn tìm được một món quà thật ý nghĩa và có một ngày trọn niềm vui bên gia đình trong dịp lễ Vu Lan năm nay.

  • Những lời chúc ngày vu lan hay và ý nghĩa nhất

    Tổng hợp những lời chúc mẹ ngày vu lan hay và ý nghĩa nhất.Dù đó có là lời cảm ơn hay một lời chúc cũng đủ khiến ba mẹ chúng mình ấm lòng rồi. Chúc các bạn tìm được một món quà thật ý nghĩa và có một ngày trọn niềm vui bên gia đình trong dịp lễ Vu Lan năm nay.

  • Xúc động với bộ ảnh dành tặng cha mẹ mùa lễ vu lan

    Một mùa vu lan báo hiếu sắp về, mùa của những người con dù ở bất cứ phương trời nào cũng nhớ tìm về với vòng tay cha mẹ, đầy yêu thương và bao dung.

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.