Yếu tố nước ngoài được thể hiện trên các phương diện như đầu tư tài chính, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục…Tuy nhiên cần tìm hiểu thấu đáo để vừa phát huy được những tinh hoa thế giới đồng thời trang bị đầy đủ toàn diện các kiến thức và kỹ năng nền tảng cho mỗi công dân Việt Nam.
Trường học có yếu tố nước ngoài ra đời là nhu cầu tất yếu trong phát triển GD&ĐT |
Nhìn vào thực tế hiện nay thì loại hình trường thứ 3 được phần đông các phụ huynh lựa chọn. So với hai loại trường đầu thì loại trường này có mức chi phí thấp hơn và phù hợp với mức thu nhập cũng như điều kiện sống tại Việt Nam.
Chị Hương Liên ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: Trước thực tế hiện nay, các trường phổ thông của ta do sĩ số đông có lớp lên tới 60 HS nên chị đã lựa chọn giải pháp tìm cho con học ở một trường dân lập. Tại đây với lớp chất lượng cao sĩ số chỉ có chưa đến 30 HS nên việc học tập của cháu cũng được các thầy cô chăm sóc và dạy dỗ kỹ càng hơn.
Đặc biệt ở môn học tiếng Anh cháu được học một tuần 7 tiết trong đó 6 tiết được học với GV bản địa. Vì vậy cháu nói tiếng Anh khá tốt hơn hẳn các bạn học ở trường công lập. Tuy nhiên mức chi phí đóng góp cũng khá cao so với các trường công lập khoảng 7, 8 triệu bao gồm học phí, tiền ăn và đưa đón.
So với các trường dân lập chất lượng cao thì những trường có yếu tố nước ngoài (loại một) có mức học phí đối với HS khá cao lên tới cả chục triệu đồng một tháng. Những trường này bên cạnh các môn học theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy đinh, thì có một số môn HS được học theo giáo trình nước ngoài. Ưu điểm vượt trội tại các trường này là chất lượng học ngoại ngữ chủ yếu là môn tiếng Anh rất tốt.
Chị Hằng ở phố Nguyễn Tuân có con từng học ở trường quốc tế Academy chia sẻ: Con chị theo học tại trường này cháu được đào tạo về ngoại ngữ khá bài bản. Các kỹ năng nghe, nói, đọc viết rất thành thạo, cháu giao tiếp với người nước ngoài khá tự tin. Bên cạnh đo, một số môn như Toán và các môn khoa học cháu cũng được học theo giáo trình nước ngoài tiên tiến. Những trường có yếu tố nước ngoài như thế này đáp ứng nhu cầu của các gia đình có điều kiện và là bước đầu chuẩn bị cho các cháu có thể đi du học được tốt hơn.
Giáo viên nước ngoài tại các trường mầm non có yếu tố nước ngoài |
Tại Hà Nội, bên cạnh những cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài được tổ chức và quản lý khá tốt có thương hiệu như Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Tiểu học Nguyễn Siêu, Tiểu học Lê Quý Đôn… thì cũng còn nhiều trường tồn tại bất cập. Nhìn chung chất lượng đào tạo của các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay rất không đồng đều, nếu không nói là có một số trường còn yếu kém, lợi dụng danh nghĩa yếu tố nước ngoài để kinh doanh thu lợi đối với phụ huynh học sinh thông qua hình thức quảng cáo thiếu thực chất.
Chất lượng giáo viên ngoại ngữ là vấn đề nổi cộm. Giáo viên Tiếng Anh ở các trường có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thường có thời gian gắn bó với trường rất ngắn, phổ biến là 1-2 năm. Chính sự thiếu ổn định này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo cũng như kế hoạch của các trường. Một số trường dân lập tăng cường thêm môn học tiếng Anh và cơ sở vật chất để đánh bóng thương hiệu nhưng trình độ giáo viên môn Tiếng Anh thực chất không như khi giới thiệu. GV Tiếng Anh bản địa không có trình độ sư phạm mà chỉ biết ngoại ngữ vẫn được nhiều trường thuê về.
Trên thực tế cho thấy việc quản lý những trường phổ thông có yếu tố nước ngoài khá phức tạp. Chính vì vậy nhiều cơ sở vì chạy theo lợi nhuận, một mặt họ đã đầu tư cơ sở vật chất trường học và mời gọi GV bản ngữ, đăng ký chương trình học ngoại ngữ với Sở GD&ĐT và chiêu sinh nhưng thực chất về chất lượng chưa có sự kiểm định chặt chẽ. Tháng 6 vừa qua, hiện tượng Trường Tiểu học Việt Mỹ tại Hà Nội mặc dù chưa hề được UBND huyện Từ Liêm cấp quyết định thành lập trường nhưng vẫn thản nhiên thông báo, quảng cáo để chiêu sinh. Gia đình nhiều phụ huynh khi đọc được thông tin trên báo đã rất bất ngờ khi đang định cho con đăng ký theo học tại trường.
Hiện tượng này cho thấy khi quyết định cho con theo học tại bất cứ trường tư thục đặc biệt là những trường được gắn mác “Quốc tế”, các phụ huynh cần phải kiểm tra đầy đủ các thông tin - không phải chỉ mức phí đóng góp hàng năm mà cần phải quan tâm đến tư cách pháp nhân, đội ngũ GV, chương trình học và giáo trình của trường đó.
Một điều mà nhiều phụ huynh có con học tại những trường có yếu tố nước ngoài cũng bày tỏ đó là do các em được đầu tư nhiều về ngoại ngữ nên môn tiếng Việt lại bị coi nhẹ. Chị Hằng cũng chia sẻ: Mặc dù cháu rất tự tin về ngoại ngữ nhưng thời gian đầu khi kiểm tra việc học tập môn Tiếng Việt của con mới thấy cháu dùng nhiều từ chưa phù hợp với văn cảnh, đặc biệt còn viết sai ngữ pháp. Chính vì vậy hàng tuần anh chị vẫn phải đăng ký cho học thêm các môn như Toán, Tiếng Việt của các GV trường ngoài. Các phụ huynh khác còn cho biết: Thậm chí những môn học về lịch sử hay địa lý mà HS Việt Nam cần phải hiểu rõ thì lại bị xem nhẹ…
Một thực tế vẫn đang tồn tại là không ít trường áp dụng các môn như Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin (ICT)… bằng tiếng Anh nhưng “bê” nguyên xi chương trình nước ngoài thay vì phải tìm hiểu đúng nhu cầu, trình độ để bớt đi hoặc bổ sung những gì thiết thực với các em. Nếu như chỉ áp dụng máy móc một cách rập khuôn mà thiếu đi sự linh hoạt với từng đối tượng HS chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Trong xã hội hiện đại, việc hội nhập là cần thiết nhưng khi áp dụng một nền giáo dục tiên tiến của nước bạn, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để vừa phát huy được những tinh hoa thế giới song vẫn rất rất cần trang bị đầy đủ toàn diện các kiến thức và kỹ năng nền tảng cho mỗi công dân Việt Nam. Một điều hết sức quan trọng đó là chúng ta cần có một hành lang kiểm định về chất lượng và việc quản lý các trường học tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài phải chặt chẽ hơn.
Trường phổ thông có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam bao gồm:
Loại một là các trường do nước ngoài đầu tư và quản trị, thực hiện theo đúng mô hình trường phổ thông ở các nước tiên tiến, chủ yếu dành cho học sinh có quốc tịch không phải là Việt Nam và đang sinh sống ở Việt Nam (mặc dầu trong trường này cũng có một số ít người Việt Nam theo học).
Loại trường thứ hai là do phía Việt Nam đầu tư, quản lý, học theo chương trình của nước ngoài, đánh giá, thi cử theo qui chế nước ngoài, nhận bằng cấp của nước ngoài (chủ yếu học sinh Việt Nam theo học).
Loại thứ ba, trường do Việt Nam đầu tư, quản lý, học theo chương trình của Việt Nam, tuy nhiên có bổ sung thêm chương trình một số môn học của nước ngoài (dạy theo kiểu song ngữ) và đặc biệt là tăng cường Tiếng Anh. Ngoài ra cũng có những trường về cơ bản có thể xếp vào loại hình trường thứ 3 nhưng thêm sự đầu tư của nước ngoài cho một số lĩnh vực, đặc biệt là cơ sở vật chất.
Theo GDTĐ
Theo chỉ thị từ Sở GD&ĐT Hà Nội, việc tuyển sinh đầu cấp chỉ bắt đầu từ 1/7 đến 15/7, tuyệt đối không tuyển sinh trước thời gian trên. Song thực tế ngay từ sau Tết, các trường dân lập đã rục rịch cho công tác tuyển sinh sớm, thậm chí có trường đã hoàn tất thi tuyển học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.