“Sau khi bị chuột cắn 8 ngày, vết cắn của tôi cũng bị sưng vù lên và đã phải nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư điều trị”, anh Đinh Phúc Quế, 45 tuổi, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội nói.
xem thêm: Chuột cống mang virút gây suy thận
Chuột cắn khi đang ngủ
Anh Quế cho biết, tối đó, khi đang ngủ thì anh thấy chuột chui vào màn nên đã dậy để đuổi chuột. Cứ nghĩ con chuột đã chui ra rồi, anh lại yên tâm ngủ tiếp.
“Đang ngủ lại thấy có con gì chạy lục bục trong chăn. Mình cuống quá, hất tung chăn lên thì phát hiện con chuột. Vừa định giơ tay túm thì nó chạy vụt đi, chạy quanh màn nên mình cũng đuổi vồ theo mà vội không dùng phương tiện bảo hộ gì. Khi mình chộp được nó, đang cầm trong tay thì bị con chuột cắn vào ngón giữa bàn tay phải, rất đau và máu tứa ra”, anh Quế nhớ lại.
|
Chỉ vì vết chuột cắn, bệnh nhân này đã phải nằm viện 4 ngày mới dứt sốt và vẫn cần tiếp tục theo dõi tại viện. |
Nhưng sau khi tiêu diệt con chuột, anh nghĩ vết cắn cũng không nghiêm trọng nên chỉ rửa lại bằng nước thường rồi đi ngủ tiếp. Hôm sau đi làm thì lấy urgo băng vào sau ba hôm thì thấy vết cắn đã se miệng dù vẫn còn hơi sưng.
“Dù miệng vết cắn đã se se nhưng sung quanh vết thương lại sưng đỏ, rồi người mình bị sốt khi nóng bừng bừng, khi lạnh run. Nhưng lúc ấy cũng không nghĩ gì đến việc đi khám, không nghĩ vết chuột cắn lại gây ra tình trạng này bởi việc bị chuột gặm chân, cắn khi đang ngủ khá nhiều nên tôi chỉ ra hiệu thuốc mua thuốc cảm sốt uống. Nhà thuốc bán cho ba ngày thuốc, uống hết ngày đầu không khỏi, vết thương sưng to lan cả sang ngón bên cạnh, đau người, rồi choáng váng mới vội đến viện khám”, anh Quế nói.
Sau khi khám tại BV E Hà Nội và kể về hiện tượng sốt nóng, sốt lạnh sau khi bị chuột cắn và hiện tượng sưng vù nơi bị cắn, bác sĩ đã khuyên tôi đi tiêm phòng. Tuy nhiên, tại nơi tiêm phòng, họ nói tôi nên vào viện theo dõi vì lúc này có tiêm vắc xin ngừa uốn ván cũng không có tác dụng.
Hôm 17/12, sau khi vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khám, bác sĩ đã cho anh Quế nhập viện để theo dõi và đến nay, sau 4 ngày nằm viện thì anh mới hết sốt.
Một bệnh nhân khác cũng đang phải nằm viện điều trị vì bị chuột cắn là bệnh nhân Nguyễn Trung Kiên (34 tuổi, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội).
“Nhà có nhiều chuột, cả đêm chạy ầm ầm không sao ngủ được nên tôi mới mua bẫy về bẫy chuột. Khi phát hiện chuột vướng bẫy, tôi gỡ chuột ra thì bị chuột cắn, nghiến vào cả ngón tay cái ở bàn tay phải. Tôi hoảng quá, nhấc vội tay lên lăng mạnh mà con chuột cứng đầu vẫn không chịu bỏ ra, lôi cả nó và cái bẫy chuột lủng lẳng”, anh Kiên nói.
Vì vết cắn sâu, chảy quá nhiều máu, sợ uấn ván nên anh Kiên đã cẩn thận đi tiêm phòng uốn ván, nhưng sau 3 hôm thì vết cắn sưng lên, sốt khi nóng, khi lạnh run người nên phải nhập viện điều trị.
Nhiễm độc vì chuột cắn
BS.Ths Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trường hợp bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì chuột cắn không phải là cá biệt. Thỉnh thoảng viện vẫn tiếp nhận các bệnh nhân này và đều được điều trị khỏi và không xác nhận trường hợp nào bị suy thận. Ở thời điểm này, tại viện cũng có 3 bệnh nhân bị chuột cắn đang phải nằm điều trị.
Các bệnh nhân này chủ yếu bị nhiễm độc do chuột cắn và bệnh này đều có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.
“Bệnh nhiễm độc do chuột cắn còn gọi là bệnh Sodoku. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Sodoku thường từ 5 ngày đến 4 tuần. Khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao (39 - 40 độ), ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không có tính chu kỳ. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1 đến 3 tháng. Các dấu hiệu ngoài da là các ban sẩn xuất huyết, có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở da đầu, mặt và nửa thân trên. Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đâu cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp”, BS Hà nói.
Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.
Ngoài ra, người bị chuột cắn còn có thể mắc căn bệnh sốt do chuột cắn, là một bệnh lý khá hiếm gặp, gây nhiễm trùng toàn thân. Các triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có biểu hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, nôn, đau đầu sau đó thường có nổi ban ở các chi, vùng trên thân người. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở một nửa số bệnh nhân. Các biến chứng có thể là viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng.
xem thêm: Chuột cống mang virút gây suy thận
Theo Dân Trí
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.