Điểm thi năm nay của các thí sinh tăng nên điểm chuẩn các trường Đại học ngoài công lập cũng dự kiến tăng.
Tăng 1 - 3 điểm
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng điểm thi năm nay của đa số thí sinh (TS) cao hơn năm trước 2 - 3 điểm. Chẳng hạn năm trước nhiều TS được 18 điểm thì năm nay phải được 20 - 21 điểm. Vì vậy, sẽ có sự dịch chuyển khá lớn trong khâu xét tuyển ở đợt này.
Cụ thể, nhiều TS đã đăng ký nguyện vọng (NV) 1 trước đó vào các trường tốp trung bình, sau khi biết điểm thi sẽ có xu hướng đảo NV1 thành NV2 rồi đăng ký thêm NV1 vào một trường ở tốp cao hơn. Nhiều trường trước khi thi các em nghĩ sức mình không đăng ký được, nay thấy điểm thi khả quan sẽ chọn.
“Tuy sẽ có lượng TS chuyển đổi NV ở các trường ngoài công lập nhưng khi điểm thi cao, điểm sàn tăng lên thì điểm chuẩn các trường cũng tăng lên so với năm 2016. Các TS tăng thêm NV1 như vậy cũng có khả năng “rớt” xu ống NV2 mà mình đăng ký là NV1 trước đó. Vì vậy, trường ngoài công lập cũng không lo lắng nhiều trước sự chuyển dịch này”, ông Quốc Anh nói.
Xem thêm: Danh sách trường công bố điểm chuẩn dự kiến 2017
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết với tình hình thi năm nay, muốn tính toán điểm chuẩn thế nào còn phải chờ lọc ảo mới biết cụ thể. Lý do là số lượng TS đang đăng ký có nhiều TS ảo. Ngoài ra, còn một số TS trúng tuyển học bạ, không quan tâm nhiều đến việc xét bằng phương thức điểm thi THPT quốc gia.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay sẽ tăng lên 1 điểm. Vì vậy, đương nhiên điểm chuẩn các trường sẽ tăng lên theo ngưỡng này chứ không giống năm 2016.
Ngành nào điểm chuẩn cao?
Tuy còn phải chờ Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, nhưng với sự dịch chuyển như các chuyên gia phân tích, ngành học nào ở các trường ĐH ngoài công lập trước đó nhận nhiều hồ sơ xét tuyển cũng sẽ có mức điểm chuẩn cao hơn.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, dựa vào số lượng TS đăng ký NV1 vào trường trước đó, có thể thấy điểm chuẩn các ngành khối sức khỏe sẽ cao nhất, tiếp đó là các ngành khối kinh tế - tài chính - quản trị. Các ngành khối kỹ thuật nhiều khả năng chỉ có điểm chuẩn bằng với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn cũng cho biết hồ sơ NV1 nộp vào trường trước đó rất mất cân đối. Những ngành có nhiều TS đăng ký nhất là quản trị kinh doanh, quan hệ công chúng - truyền thông, quản trị khách sạn, ngôn ngữ Anh.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình cho biết năm nay TS đăng ký NV1 vào trường trước đó có sự thay đổi khá bất ngờ. Các ngành khối du lịch lại đang có số lượng đăng ký tăng đột biến.
Vì vậy, nếu điểm chuẩn cao hơn các ngành khác thì sẽ nằm ở những ngành này.
Tuy nhiên, với các trường địa phương, dự báo sẽ không có sự thay đổi điểm chuẩn so với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT. Theo tiến sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cách đây vài năm, các trường địa phương được tuyển điểm chuẩn thấp hơn so với mức điểm sàn. Nhưng hiện tại, lợi thế này không còn nữa. Số lượng TS vào các trường địa phương không nhiều. Tình hình hiện nay điểm chuẩn có thể sẽ tăng hơn so với năm 2016 nhưng lại khó cao hơn ngưỡng của Bộ đặt ra.
Theo TTHN
Thống kê điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2017 bao gồm cả phía Bắc và phía Nam như: Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, ĐH công nghiệp TPHCM ...
Sau khi dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025 được công bố, học sinh cũng như các trường Đại học cảm thấy lo lắng về việc Bộ GD giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm còn 20% và các quy định liên quan đến xét tuyển sớm. Bộ GD đã có những giải thích phù hợp cho dự thảo quy chế 2025 như sau:
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.