Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 ) có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ: toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính tích cực trong dài hạn song cũng tạo ra nhiều thách thức trong ngắn hạn và trung hạn.
Về mặt kinh tế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - thông minh. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị...
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động tích cực đến tiêu dùng và giá cả. Theo đó, người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với những sản phẩm và dịch vụ mới với chí phí thấp hơn (như gọi xe taxi, đặt vé máy bay, mua bán sản phẩm qua mạng). Những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, vật liệu, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, in 3D giúp giảm áp lực chi phí, qua đó làm giảm giá cả hàng hóa và dịch vụ và giúp hiện thực hóa nền sản xuất đại trà theo nhu cầu cá nhân (customized mass production). Tất cả sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Industry 4.0 không chỉ tác động lên hệ thống vật lý, số hoá và quy trình công nghiệp địa phương, mà còn lên trên toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả các nhà sản xuất và các nhà sản xuất công nghiệp, nhà cung cấp và người lao động. Một trong những mối bận tâm ban đầu của việc áp dụng mô hình CMCN4.0 là sự thiếu hụt nhân công có thể làm việc trong môi trường CMCN4.0, nơi mà chuyên viên, cán bộ vận hành máy phải là những nhà quản lý nhà máy thông minh (smart factory). Khi đó, nhân lực đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng đa ngành bao gồm cả IT, cơ khí, điện tử, chế biến.
Bên cạnh đó, với tốc độ thay đổi công nghệ và sản phẩm theo hàm số mũ, doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới sáng tạo để giữ vững lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành một trong những kỹ năng hàng đầu mà doanh nghiệp cần từ nhân công khi sự xuất hiện liên tục của sản phẩm mới, công nghệ mới làm cho vòng đời sản phẩm ngắn lại.
Ở tầm mức quốc gia, khi nguồn nhân công giá rẻ và tài nguyên không còn là thế mạnh bền vững, khi đổi mới công nghệ luôn tạo ra những sản phẩm mới, các quốc gia muốn cạnh tranh cần có một đội ngũ những người khởi nghiệp – entrepreuners, những con người có khả năng nhìn thấy cơ hội trong khó khăn; khả năng chấp nhận rủi ro; dũng khí thực hiện những điều mới mẻ; năng lực biến ý tưởng thành hiện thực; khả năng tự học hỏi và phát triển không ngừng; năng lực sáng tạo.
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội hóa thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn lực lao động liên quan đến CNTT và máy tính hiện nay đang rất khan hiếm. Số lượng hợp đồng và nhiều công ty CNTT mới mở là những nguyên nhân khiến thị trường nhân lực CNTT vốn đã thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại càng khan hiếm trong nhũng năm gần đây.
Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Aprotrain Aptech, cho biết, vài năm trở lại đây, số lượng các hợp đồng CNTT đổ về Việt Nam nhiều hơn, một phần do những biến động trên thị trường thế giới. Các nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Myanmar... Thêm vào đó, "ngày càng có nhiều công ty CNTT mới được mở tại Việt Nam (phần lớn là các công ty của Nhật với quy mô vừa và nhỏ) khiến việc cạnh tranh trong tuyển dụng càng khốc liệt”. Yasukura Hiroaki, Tổng giám đốc Công ty Iconic sở hữu trang web chuyên tuyển dụng nhân lực CNTT cho thị trường Nhật Bản, cho biết.
Nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng. Bên cạnh đó là nguy cơ giảm nguồn cung và chất lượng đầu vào lao động. Nhận định được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đưa ra trong buổi Hội thảo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2013 - 2015, diễn ra tại TPHCM mới đây.
Ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính là một ngành đào tạo có tính liên ngành giữa Điện tử viễn thông (ĐTVT) và Công nghệ thông tin.. Cử nhân ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến máy tính, từ thiết kế các hệ thống vi tính đơn lẻ, máy tính cá nhân và các máy tính lớn, cho đến thiết kế vi mạch tích hợp, thiết kế, xây dựng và lập trình các hệ thống nhúng, tích hợp các hệ máy tính trong nhiều ứng dụng điện và điện tử khác nhau.
Đa số các sinh viên tốt nghiệp đại học và cao học do nhà trường đào tạo trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính đều tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các công ty có hoạt động liên quan đến CNTT-TT, Điện tử - Viễn thông, các Đài phát thanh truyền hình, và các viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
[Box thông tin] Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đào tạo bằng tiếng Anh chương trình cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng. Độc giả quan tâm có thể tham khảo thông tin tuyển sinh tại website : khoaquocte.vn hoặc tuyensinh.khoaquocte.vn.
Hoặc liên lạc theo địa chỉ sau để được tư vấn và hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2018
Cơ sở 1: Văn phòng tuyển sinh
Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (024) 3754 8065 – (024) 3555 3555
Cơ sở 2: Bộ phận tuyển sinh – Phòng Công tác học sinh sinh viên
Phòng 306 nhà C, Làng sinh viên HACINCO, 99 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT:(024) 3555 3555
Hotlines: 0983 372 988 | 01679 884 488 | 0989 106 633
PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
Giám đốc Phòng nghiên cứu về Hệ thống thông tin và Kỹ thuật máy tính, Khoa Quốc tế, ĐHQGHN
Theo TTHN
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.
Ngày 15/11, NEU - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chính thức thành Đại học. Là 1 trong 9 Đại học trên cả nước.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.