Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin trong tương lai

Sinh viên đào tạo về ngành CNTT hàng năm tốt nghiệp ra trường tại Việt Nam nhiều, nhưng các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam vẫn lên tiếng về việc khan hiếm nhân lực.

Ông Nguyễn Long Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam Xem thêm: Ấn tượng MISA

Ông Nguyễn Long cho biết: Lượng sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT khá nhiều nhưng chất lượng chưa đồng đều. Các doanh nghiệp CNTT lên tiếng về việc khan hiếm nguồn nhân lực theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là kỹ năng của người được đào tạo chưa phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nào muốn có nguồn lực đào tạo sử dụng được ngay thì hãy kết hợp với nơi đào tạo. Sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở Việt Nam gần như chưa có tiền lệ.

Hiện đã có một số cơ sở đào tạo đi theo mô hình đơn vị đào tạo đặt trong doanh nghiệp, ví dụ như VTC Academy.

Nếu quy trình đào tạo CNTT ở Việt Nam mở, không gò bó theo giáo trình thì chắc chắn hướng kết hợp với doanh nghiệp vào quá trình đào tạo sẽ phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được luôn nhu cầu tuyển dụng nguồn lực cho doanh nghiêp.

Nhu cầu nhân lực của nước ta hiện nay trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là trong ngành phát triển phần mềm hiện nay như thế nào, thưa ông?


Thạc sĩ Nguyễn Long: CNTT là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong các ngành kinh tế. Sự phát triển của các công nghiệp phần mềm, các ngành các ngành viễn thông - internet trong 10 năm gần đây đã cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực để đáp ứng cho sự phát triển này.

Cách đây 5 - 7 năm, có chưa đến 100 trường ĐH và CĐ có đào tạo về CNTT thì đến nay đã có gần 300 trường có đào tạo chuyên ngành CNTT. Cả nước hiện nay có khoảng 300 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực CNTT và nhu cầu hiện nay có khoảng 50 – 60 ngàn người có nhu cầu tuyển dụng.

Riêng đối với lĩnh vực phần mềm và dịch vụ xuất khẩu phần mềm thì nhu cầu nguồn lực hàng năm ngày càng tăng. Ví dụ, FPT Softwave, nguồn nhân lực đã tăng 40% năm 2002 và vẫn tiếp tục gia tăng nguồn nhân lực ngành này.

Trong ngành CNTT, không chỉ phần mềm còn có rất nhiều lĩnh vục như công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game, …đều là những lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.

Thị trường của ngành CNTT tại Việt Nam trong những năm qua thay đổi ra sao? Ngành nào của CNTT đang là hot nhất?

- Thị trường ngành CNTT thay đổi hàng năm. Nếu trước đây chúng ta chỉ biết về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính thì ngày nay đã có nhiều lĩnh vực mới được mở rộng như tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game…

Thị trường CNTT cũng ngày càng mở rộng, doanh số của ngành CNTT tăng trung bình 20% hàng năm. Trong CNTT thì không có khái niệm ngành hot. Theo kiến thức và hiểu biết của người thi có thể lựa chọn những lĩnh vực công nghệ mới và đang phát triển gần đây như: điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ di động …

Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của ngành Công nghệ nội dung số tại Việt Nam hiện nay?

Công nghiệp nội dung số Việt Nam đang thay đổi và phát triển hàng ngày, có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ước chừng từ 20 -30% . Hiện nay, có khoảng 70 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực này và công nghiệp nội dung số cũng mang lại hiệu quả cao trong các dịch vụ CNTT.

Việt Nam có trên 30 triệu người dùng internet, các thiết bị di động kết nối wifi ngày càng phổ cập. Đó chính là môi trường cho ngành công nghiệp nội dung số sẽ phát triển nóng trong vài năm tới.

Mức lương bình quân của ngành CNTT hiện nay như thế nào, thưa ông?

- Từ 300 – 1000 USD.

Theo ông, những người theo học CNTT đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay cần hội tụ những tố chất gì? Vấn đề ngoại ngữ khi theo học CNTT có phải là nhiệm vụ hàng đầu?

Ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo trong nhà trường, những người theo học CNTT cần phải có thêm những kiến thức về kỹ năng mềm, tính hoàn thiện, cung cách làm việc theo nhóm và nhất là phải có ngoại ngữ. Vì vậy, có một lời khuyên cho các ban, học CNTT coi ngoại ngữ là chìa khóa để lập nghiệp.
 

Hải Bình ghi (GDTD)

  • Nhân lực ngành công nghệ đang ngày càng thiếu hụt

    Nguồn thí sinh thi vào các ngành công nghệ không nhiều, nhận thức chưa đúng về ngành nghề và sự thiếu đầu tư thỏa đáng dẫn đến mất cân đối nguồn nhân lực và nguy cơ tụt hậu xa hơn. Trong 8 nhóm ngành đào tạo chính quy tại các trường ĐH, CĐ ở TPHCM, số sinh viên theo học nhóm ngành tài chính - ngân hàng - pháp luật chiếm tới 40,58%, trong khi các ngành kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm 32,75%.

  • Ngành công nghệ thông tin giảm \"nhiệt\"

    Đã từng là một trong những ngành thu hút đông thí sinh dự thi, vài năm gần đây công nghệ thông tin mất dần sức hút dù nhu cầu nhân lực vẫn cao.

  • Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD 2025

    Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.

  • Thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính sau năm 2030

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ được giữ ổn định thi trên giấy, sau giai đoạn này Bộ GD sẽ thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính.