Những bài học về tiền bạc sinh viên nên ghi nhớNhững nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu tiền một cách hợp lý nhất trong những tháng ngày làm sinh viên này đó. 1. Ghi chép chi tiêu Ghi chép chi tiêu của bạn là một trong những bài học về tiền bạc quan trọng của mỗi sinh viên. Cho dù bạn đang có một công việc bán thời gian hoặc vẫn nhận tiền từ cha mẹ, bạn sẽ cần phải ghi chép rõ những gì mình đã chi tiêu. Từ đó, bạn có thể cân nhắc và xem xét lại xem mình đã chi tiêu hợp lý chưa, cần gì phải thêm, bớt, sửa đổi. Trước khi rời khỏi nhà, số tiền bạn có trong tay thường rất ít và bạn không cần phải lo lắng đến những chi phí hàng ngày. Nhưng bây giờ, bạn phải cân đối chi tiêu để có thể thanh toán tiền thuê nhà, tiền ăn, hóa đơn điện thoại di động, tiền xăng xe và các chi phí vui chơi giải trí khác. Rời khỏi nhà không chỉ dạy cho bạn cách cân đối chi tiền mà còn khiến bạn biết quý trọng đồng tiền bố mẹ và chính bạn đã rất vất vả mới kiếm được. 2. Cách quản lý thẻ ngân hàng
Điều quan trọng là bạn đã tìm hiểu và biết hết về cách sử dụng, cơ chế tính phí, cũng như lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là một công cụ tuyệt vời để quản lý tiền bạc của bạn, cũng như đề phòng trường hợp kẻ gian.
3. Cân bằng việc làm thêm và học tập
Trừ khi gia đình của bạn có khả năng tài chính dồi dào, và bạn không cần phải đi làm thêm để đỡ đần cha mẹ trong những năm tháng sinh viên. Hầu hết sinh viên đều làm một công việc làm thêm trong thời sinh viên. Điều này có thể là một thử thách vì việc học trong trường đã ngốn rất nhiều thời gian và năng lượng của bạn. Để chuẩn bị cho một công việc bán thời gian, bạn hãy tìm hiểu cách quản lý thời gian, sức lực cho việc làm thêm và việc học của mình. Sau đó hãy ghi chép kế hoạch trong từng tuần để có thể cân bằng tốt giữa hai công việc này.
Biết cách quản lý tiền bạc với sinh viên cực kỳ cần thiết
4. Quy tắc 10%
Khi bạn có thẻ trong tay, có hàng trăm hàng ngàn món đồ hấp dẫn đang mời gọi bạn chi tiền. Là một người trưởng thành trẻ tuổi, bạn có rất nhiều niềm ham thích. Nhưng đây cũng là thời điểm bạn cần tự chịu trách nhiệm và bắt đầu tiết kiệm cho tương lai rồi. Hãy tạo một thói quen tiết kiệm và luôn để ra 10% số tiền hàng tháng của bạn để dành tiết kiệm.
5. Đừng để tiền bạc làm mất tình bạn
Có thể bạn rất mong muốn giúp đỡ một người bạn đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, đừng để tiền bạc làm mất đi tình bạn của hai bạn. Nguyên tắc chung là: chỉ cho vay tiền nếu bạn đủ khả năng không nhận lại khoản tiền đó. Bằng cách này, tình bạn của hai bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn bè của bạn không đủ khả năng để trả nợ.
6. Mua đồ có chi phí thấp
Cho dù bạn đang mua sắm quần áo hoặc mua sách cho các bài học ở trường, hãy luôn tìm kiếm những mặt hàng có giá ưu đãi. Nếu chịu khó tìm kiếm và đi xa, chắc chắn bạn sẽ có thể mua những mặt hàng có giá rẻ hơn bạn nghĩ. Chú ý: chỉ mua những đồ dùng bạn có thể sử dụng nhiều lần và thực sự cần thiết với bạn. Tiết kiệm là một cách tuyệt vời để mở rộng ngân sách của bạn và giảm bớt một số lo lắng về tài chính.
Theo Thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Cùng ngắm nhìn những bức ảnh kỷ yếu độc đáo - nơi lưu giữ những khoảnh khắc thú vị, đáng nhớ của đời sinh viên nhé!
Những trào lưu dưới đây dù tốt hay xấu đều đã khiến cộng đồng mạng Việt phải “chao đảo” trong suốt một năm qua: đắng lòng, hoy đi nha, thử thách nước đá, sử dụng gậy selfie,...
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.