Những điều cần tránh khi chọn ngành thi đại học

Nhiều bạn sinh viên sau khi thi đỗ đại học lại tỏ ra rất chán vì ngành đang học không phù hợp với bản thân, để tránh tình trạng đó các bạn học sinh THPT cần chú ý những điều sau:

Lựa chọn ngành học phù hợp là một trong những quyết định quan trọng.

Thực tế ở các trường ĐH, CĐ cho thấy có rất nhiều sinh viên chọn ngành học không phù hợp nên đã không đi đến cùng việc học cũng như gặp nhiều trở ngại khi tìm việc.

Thi ĐH nhiều lần

“Nhiều khi gần hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nhưng nhiều học sinh vẫn chưa biết chọn ngành nào để thi. Thậm chí, có những học sinh phân vân giữa 2 ngành hoàn toàn khác nhau. Điều này cho thấy rõ ràng học sinh chưa định hướng được nghề nghiệp của mình - một việc đáng ra phải làm từ bậc THCS”, tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận định.

Xuất phát từ việc không định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không ít sinh viên đang học tại các trường ĐH, CĐ nhưng vẫn muốn thi lại ĐH. Trong các câu hỏi gửi đến hộp thư tuyển sinh, phần lớn thắc mắc tập trung vào nội dung hướng dẫn cách làm hồ sơ thi lại ĐH khi đang là sinh viên một trường ĐH, CĐ khác. Đơn cử trường hợp Đỗ Thị Bích H., sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: “Em đang là sinh viên ngành thú y nhưng sau một năm học em thấy ngành này không phù hợp với em. Vì vậy, em muốn làm đơn xin phép hiệu trưởng trường ĐH em đang học để được thi ĐH lại trong năm nay”.

Cũng không ít người sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ mới nhận ra bản thân không phù hợp với ngành được đào tạo và bắt đầu học lại. Ví dụ trường hợp Vũ Văn C., từng tốt nghiệp Trường CĐ Công thương TP.HCM ngành công nghệ dệt sợi. Không thích môi trường nóng bụi, tiếng ồn của máy móc trong phân xưởng nhà máy dệt sợi, C. ngậm ngùi nộp hồ sơ thi vào hệ vừa làm vừa học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ngành kế toán. Như vậy, nếu có định hướng đúng vể sở thích và khả năng ngay từ ban đầu, C. đã không bỏ lỡ 3 năm đèn sách với rất nhiếu lãng phí vể thời gian và tiền bạc.

Để chọn được ngành đúng phù hợp với bản thân học sinh là điều rất cần thiết

PGS-TS Nguyễn Thuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết: “Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng trong số nhiều sinh viên sau khi học năm thứ nhất bỏ học có nguyên nhân chưa chọn đúng ngành học yêu thích. Chọn lựa sai lẩm này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan là rớt nguyện vọng và ngành đăng ký dự thi nên phải theo học một ngành có thể trúng tuyển. Cũng có khi là nguyên nhân chủ quan do chưa định hướng đúng về sở thích và khả năng và ngành chọn học”.

Phân biệt giữa sở thích và khả năng

Thạc sĩ Nguyễn Phước Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, nhắn nhủ: “Vào ĐH là điều mong muốn nhất, nhưng nếu vào ĐH về ngành không phù hợp thì chọn học ngành đó ở bậc thấp hơn vẫn tốt hơn. Quan trọng là tìm đúng ngành học, bậc học phù hợp với khả năng, học xong có thể làm việc tự nuôi sống bản thân rồi học thêm sau nàv Học tập là một hành trình suốt cuộc đời không chỉ giới hạn mấy năm ĐH, CĐ”.

Với những học sinh bậc phổ thông, tiến sĩ Trần Đình Lý đưa ra lời khuyên: “Các em cần phân biệt giữa sở thích và khả năng chọn ngành. Chẳng hạn, em có thể rất thích công việc kế toán, học rất giỏi toán và có khả năng thi đỗ ngành này. Nhưng nếu tính các h em cẩu thả, không cẩn thận thì việc theo đuổi ngành này là không phù hợp. Khi đi học có thể vẫn tốt nhưng sẽ gặp không ít khó khăn trong công việc sau này”. Tiến sĩ Lý đề xuất: “Việc định hướng nghể nghiệp cho học sinh cần được triền khai từ bậc THCS chứ khòng phải đợi đến lúc gần thi ĐH. Kiến thức này cần phải đưa vào chương trình chính khóa kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành chứ không chỉ là chương trìn ngoại khóa như hiện nay”. Mặt khác, tiến sĩ Lý cũng cho rằng: “Không chỉ trường học bản thân học sinh cũng có thể chủ động hoàn toàn trong việc hướng nghiệp. Để biết bản thân hợp với ngành gì, học sinh cần trải qua các bước trắc nghiệm một cách trung thực nhất”.       

 Theo TN

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Tư vấn tuyển sinh: Làm sao để chọn ngành phù hợp?

    Làm sao để chọn ngành phù hợp? Có nên dự thi vào ngành sư phạm? Cơ hội việc làm ngành báo chí hiện nay như thế nào? Học ngành báo chí ra trường thu nhập cao không? Ngành tâm lý học đào tạo những gì?

  • Cẩm nang thi đánh giá tư duy 2025

    Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.

  • Một trường ĐH lớn công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết từng ngành 2025

    Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.

  • Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy - TSA 2025

    Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau: