Những \"luật bất thành văn\" trong ký túc xá sinh viên

Những slogan như “vào không quà, ra không quần”, kiểu ma cũ bắt nạt ma mới, ra mắt phải có lễ, đến khi chia tay lễ càng phải to… là những luật rất quen thuộc với sinh viên (SV).

Một số SV thường cho rằng: “Không sống trong KTX không phải là SV”. Nhưng việc dung hòa 6 - 8 tính cách của các bạn trong phòng vốn không phải là điều đơn giản. Ngoài việc chịu sự quản lý của ban quản lý, các phòng còn quản lý thành viên bằng “luật” riêng.
 
“Luật” phái yếu
 
Đối tượng thường phải chấp hành “điều luật” nhiều nhất là SV mới. “Luật” này được gọi nhẹ nhàng là quy định giữa các SV với nhau. Những “bộ luật” này được truyền từ thế hệ SV này sang thế hệ khác SV khác. Và mặc nhiên SV mới vào phải chấp nhận những “luật” này. 
 
Chỉ cần 2 cô bạn SV ở với nhau là “chợ vỡ” có thể phát sinh ngay lập tức chứ chẳng nói tới chuyện từ 6 - 8 SV ở chung một phòng. SV nữ ở cùng một phòng, ở phòng cạnh nhau không tránh khỏi mâu thuẫn, nói xấu nhau. Nhưng có những lúc “chuyện bé xé ra to” và khi không đủ bình tĩnh thì nhiều bạn đã cư xử theo “luật”.
 
Nguyễn Thị Thúy (SV ĐH Luật, sống tại làng SV Hacinco) cho biết: “Bên cạnh phòng mình, có 2 bạn nữ đánh nhau chỉ vì cái USB biến mất không lý do. Bạn nọ nghi ngờ bạn kia rồi nói bóng nói gió thế là xảy ra ẩu đả”.

SV khổ sở với những luật bất thành văn trong ký túc xá 1

“Sống trong tập thể đôi khi phải nhường nhịn nhau chút chứ, ai cũng tranh phần hơn thì khó sống lắm. Chuyện đó sẽ chẳng có gì nếu hai bạn đó nhẹ nhàng bảo nhau,hỏi rõ ràng và tìm thật kỹ đồ đạc” - Thúy lắc đầu ngao ngán nói thêm.
 
Ở phòng của Luyến (ĐH KHXH&NV), các bạn lại giải quyết xích mích theo kiểu “kết bè chia phái”. Hai bạn xích mích với nhau rồi tìm cách lôi kéo các bạn khác trong phòng về phe mình rồi nói xấu người kia, hễ có cơ hội là lại dèm pha, xúc xiểm nhau từng chút một khiến cho không khí trong phòng luôn căng như dây đàn.
 
“Nói thẳng, nói thật quá sẽ bị ghét, bị cô lập, sống tập thể thì phải mắt nhắm, mắt mở thôi. Tốt nhất cứ đứng trung lập là hơn” - Luyến thật thà chia sẻ kinh nghiệm sau 3 năm ở KTX. 
 
 “Ở chỗ tập thể thì mình phải biết lo thân mình, đồ của mình phải biết giữ, nhường nhịn vì quyền lợi chung. Phải cố gắng sống dung hòa với mọi người, không quá xu nịnh nhưng cũng không thể phản đối ra mặt vì đó có phải phòng của riêng mình đâu. Nói chung phải khéo léo thì mới yên thân” - Nguyễn Thanh Hằng (ĐH Văn hóa) nói.
 
Những slogan như “vào không quà, ra không quần”, kiểu ma cũ bắt nạt ma mới, ra mắt phải có lễ, đến khi chia tay lễ càng phải to… là những luật rất quen thuộc. “Mình ở KTX bắt đầu từ kỳ 2 năm nhất, khi mới vào phòng, các chị trong phòng cứ vừa nói vừa cười hỏi: người mới mà không ra mắt là không được đâu đó em. Chẳng nhẽ mình cứ lờ đi mãi, sau mình cũng biết ý mua ít hoa quả về gọi là có lễ” - Nguyễn Mai Phương (Học viện Bưu Chính Viễn Thông) cười nói. 
 
“Luật” của phái mạnh
 
Trong KTX nam, các SV “làm luật” với nhau căng thẳng hơn nhiều. Các bậc đàn anh, dày dặn kinh nghiệm luôn biết chọn thời gian hợp lý nên ban quản lý thường khó phát hiện ra. Và uống rượu thường là hình thức phổ biến nhất dành cho phái mạnh.
 
Những SV mới vào phòng  thường được trải qua một bài test để xem bản lĩnh đến mức nào. Trung (SV năm 3, ĐH Giao Thông Vận Tải) cười khi nhớ lại ngày dọn đồ vào KTX: “Gần hết học kỳ I năm thứ nhất, mình mới chuyển vào ở trong KTX của trường. Chưa kịp dọn đồ vào, các thành viên cũ trong phòng đưa cho mình gần nửa chai rượu và “có lệnh” phải uống hết mới được vào phòng”.
 
Nam (SV năm 2, CĐ xây dựng) vui vẻ nói về kỉ niệm khi còn là SV năm 1: “Hôm đó một nhóm các anh khóa trên đi qua phòng mình, mình nhìn theo họ và ngay tối hôm đó mình được gọi đến dạy dỗ vì cái tội dám “nhìn đểu tiền bối”.

Đoàn Văn Nhất (ĐH Xây dựng) còn tuyên bố: "KTX có luật riêng của mình. Ai cũng phải trải qua những buổi “tập luyện” như vậy thì mới được gọi thành viên ở trong KTX".
 
Tùng (ĐH Dân lập Phương Đông) cho biết mọi tân SV vào ở trong KTX  đều phải trải qua việc này. Rồi sau này chính họ lại “đường đường chính chính “tặng quà” cho SV khóa sau. “Bọn mình chỉ coi đây là nghi thức làm cho vui trong KTX thôi mà. Đùa chút cho đời thêm sắc màu” - Tùng cười vui vẻ nói.
 
Những luật bất thành văn trong KTX như thế này không biết có từ bao giờ. Vẫn biết “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, nhưng khi dùng những “bộ luật” này, các bạn vô tình đã làm xấu đi hình ảnh hồn nhiên, trong veo của thời SV. Hãy cư xử thân thiện, vui nhộn và lành mạnh cho đúng với SV bạn nhé!
 
Theo TTVN
 

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!