Học quá nhiều, không còn nhiều thời gian để ăn uống hoặc quá lo âu, ăn không ngon miệng cùng mệt mỏi, dễ bị bệnh... Đó là những “bệnh” chung của học trò trong mùa thi.
|
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh tư vấn sức khỏe mùa thi cho học sinh - Ảnh: MINH ĐỨC |
Chỉ còn hai tuần nữa, gần 1 triệu thí sinh cả nước dự thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH cũng đang gần kề.
Ăn ngủ không điều độ, thức quá khuya, sáng dậy muộn, không đủ thời gian ăn sáng là tình trạng phổ biến ở nhiều học trò mùa thi - BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, nhận định.
Chuyện từ phòng khám dinh dưỡng
"Vào mùa học thi giống như bước vào cuộc đua đường dài với nhiều thử thách. Bên cạnh vốn kiến thức được chuẩn bị kỹ càng, các bạn cần có sức khỏe dẻo dai và trí óc sắc bén. Do vậy, đừng vì mải học quên ăn để tránh kiệt sức khi ngày thi đã gần kề" BS Minh Hạnh |
Rất nhiều học trò ăn sáng lúc 10g, thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã đến giờ ăn trưa. Buổi trưa, vì thế, các em ăn ít, năng lượng và dinh dưỡng nạp cho cơ thể ít hơn. Trong khi đó, vào mùa học thi não hoạt động nhiều, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn lúc bình thường. Ngược lại tình trạng bỏ bữa, ăn thiếu dinh dưỡng, nhiều sĩ tử được cha mẹ bồi bổ sơn hào hải vị, đủ thứ thức ăn được cho là bổ dưỡng nhưng con không ăn được. Cha mẹ than phiền rồi bắt ép con ăn. Trẻ đã căng thẳng bài học lại thêm căng thẳng vì chuyện ăn uống.
Nhiều phụ huynh đã đến Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM với nỗi lo âu mùa thi: “Con tôi bệnh gì, vì sao ăn không thấy ngon, ngủ không được?”. TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chia sẻ: Học quá nhiều môn, nhiều bài, học nhiều nơi, không còn thời gian để ăn đủ bữa, nhiều em ăn uống cho qua bữa, thiếu chất dinh dưỡng... Lịch học căng thẳng, quá lo âu trước kỳ thi nên ăn không ngon miệng, không đủ chất, giấc ngủ cũng không sâu. Nhiều em được mẹ chăm sóc những bữa ăn rất kỳ công với các món ninh hầm bổ dưỡng nhưng em chỉ ăn qua loa, uể oải.
Chọn thực phẩm thông minh
BS Trần Thị Minh Hạnh khuyên học trò mùa thi: Đừng tiếc thời gian cho những bữa ăn. Người ta ăn bằng năm giác quan, thưởng thức mới có cảm giác ngon miệng và cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Nên xem bữa ăn là khoảng thời gian thư giãn, xả hơi giữa thời khóa biểu dày đặc những bài học mùa thi. Phụ huynh có thể giúp con mình có những bữa ăn hợp lý hơn. Nếu con ăn không ngon miệng, thay vì tìm mọi cách ép con ăn hết khẩu phần đã nấu, nên chuẩn bị ăn nhiều thứ. Có thể chuẩn bị sẵn trong nhà những thức ăn nhẹ nhưng dinh dưỡng tốt trong mùa thi như sữa chua, trái cây, phômai, trứng luộc...
Với quan điểm thực phẩm càng tươi ngon dinh dưỡng càng cao, BS Ngọc Diệp cho rằng: “Phụ huynh ở vùng xa cũng đừng lo chuyện dinh dưỡng cho con. Hãy tận dụng lợi thế dinh dưỡng từ những thực phẩm tươi sẵn có ở vườn nhà, những rau củ thu hoạch dùng ngay, hàm lượng vitamin luôn cao hơn. Nguồn thực phẩm từ động vật rất quý từ thịt gà, trứng gà nuôi, đậu hũ, các loại đậu hạt, đậu phộng mè... là nguồn dinh dưỡng quý cho con học thi. Đừng quên những bữa phụ với ưu tiên hàng đầu là các loại trái cây tốt cho não bộ (chuối, táo, nho, bưởi, cam...), sữa nguyên kem và các chế phẩm từ sữa, các thực phẩm khác như bắp, khoai, đậu luộc, trứng luộc...
BS Ngọc Diệp tư vấn: mùa thi nên chọn đạm động vật (thịt gà, cá, trứng, sữa, thủy hải sản, thịt heo, bò...) hoặc nguồn đạm từ đậu cũng rất tốt cho trí não. Chất đạm tạo nên chất dẫn truyền thần kinh, tạo sự hưng phấn, giúp não hoạt động tốt. Mùa thi, học trò cần nhiều chất béo từ các loại cá béo, thịt. Iôt có vai trò giúp chuyển hóa chất bột đường và đạm. Thay vì sử dụng nhiều hạt nêm, nước mắm, phụ huynh nên tăng cường sử dụng muối có bổ sung iôt khi chế biến thức ăn.
BS CK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp có những lưu ý về dinh dưỡng mùa thi như sau:
Những việc nên làm |
Không nên |
Ăn mỗi ngày đủ ba bữa chính, vài bữa phụ |
Bỏ bữa. |
Ða dạng thực phẩm: nên ăn 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày, thực phẩm đủ các nhóm dinh dưỡng. |
Uống nhiều chất kích thích (trà, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực...): có thể có cảm giác khỏe hoặc tỉnh ngay nhưng hôm sau rất mệt. |
Chọn thực phẩm giá trị sinh học cao sẽ được hấp thu nhiều, cơ thể khỏe và trí tuệ minh mẫn. |
Không nên thức quá khuya. |
Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh, càng tươi, càng gần tự nhiên càng tốt. |
Không ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn (vì nguồn thức ăn này nghèo dinh dưỡng). |
Sử dụng muối iôt khi chế biến các món ăn, tăng cường thức ăn chứa chất sắt, vitamin (đặc biệt nhóm B và C). |
|
PHÚC ĐIỀN (TT)
(Tuyensinh247) Để có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp trí nhớ, giảm căng thẳng nhưng không tăng cân trong cao điểm mùa thi, nhiều người vẫn cố tìm mua các thuốc hỗ trợ tăng cường trí nhớ... mà quên xung quanh chúng ta có rất nhiều trái cây, thảo dược vừa ngon, bổ, rẻ lại sử dụng dễ dàng. Tuyensinh247 xin tặng cho các thành viên. Chúc các bạn sức khỏe để \"Cày\" cho tốt ^^
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.