Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 31/7, bà Nguyễn Thị Doan đã đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT do tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng, tốn kém.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại hội nghị ngày 31/7.

Đề nghị này được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay được Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7 tại Hà Nội.

Lý do của đề nghị này, theo Phó Chủ tịch nước, là tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%. “Chỉ duy nhất 1 năm khi thực hiện cuộc vận động “2 không” là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 - 20%, thậm chí có lớp không có học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu “thắt” thì phải thắt khâu quản lý, “thắt” quá trình dạy và học để bỏ kỳ thi này” - Phó Chủ tịch nước.

Một lý do nữa cũng được nêu ra, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. “Hai kỳ thi quá gần nhau vừa khổ cho gia đình vừa khổ cho nhà trường” – Phó Chủ tịch nước nhìn nhận.

PGS Văn Như Cương: Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay.

Quan điểm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về cho các sở. “Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay: thi cùng ngày, cùng đề, cùng biểu điểm” - PGS Văn Như Cương đặt vấn đề.

Theo PGS Văn Như Cương, thi cử lạc hậu là điều khiến học sinh, phụ huynh khổ sở vì không đánh giá được thực chất. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng học lệch học tủ, học thêm. “Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại chỉ được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.

Theo Người Lao Động

  • Điểm sàn đánh giá năng lực 2024 - Tất cả các trường

    Điểm sàn ĐGNL (mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển/ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy) của các trường Đại học, Học viện trên cả nước được Tuyensinh247 liên tục cập nhật dưới đây.

  • Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh xét tuyển Đại học 2024

    Thí sinh cần làm những gì để xét tuyển vào các trường Đại học năm 2024. Xem chi tiết các việc thí sinh phải làm: tìm hiểu đề án tuyển sinh các trường, đăng ký xét tuyển sớm theo quy định của trường, đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD, xác nhận nhập học,...

  • Thông tin tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp 2024

    Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển sinh 144 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp năm 2024, xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường dưới đây.

  • Danh sách phương thức xét tuyển Đại học 2024

    Theo quy định của Bộ GD năm 2024 có tất cả 20 phương thức xét tuyển. Dưới đây là mã phương thức, tên phương thức được sử dụng xét tuyển Đại học năm 2024.