Phong tục đón Tết trung thu của một số nước châu Á

Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều nước Châu Á trên thế giới. Phong tục cổ truyền đón tết Trung thu ở những nước này có gì giống và khác nhau?

Tết trung thu tại Việt Nam

Tết Trung thu theo Âm lịch vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, còn được gọi là Tết trông trăng. Với Việt Nam, Trung thu đã trở thành ngày tết dành cho trẻ em.  

Trẻ em Việt Nam được bố mẹ mua nhiều đồ chơi mới vào dịp Trung thu

Trong dịp này, người Việt thường bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như bánh dẻo, bánh nướng... Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống... và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.

Cùng trong dịp này, người ta thường mua bánh trung thu, rượu, trà để thờ cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, bạn bè. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ.

Ở nhiều nơi, Trung thu là dịp mở cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em sẽ tham dự các cuộc rước đèn, thi hát trống quân. Khi trăng đã lên cao, các bé ngồi quây quần quanh mâm cỗ gồm nhiều loại bánh trái, hoa quả , cùng tham dự cỗ trông trăng và phá cỗ cho tới đêm khuya. Mâm cỗ trông trăng tuyền thống của trẻ em Việt Nam thường có bánh nướng, bánh dẻo, chú chó làm bằng tép bưởi và một số loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, hồng ngâm, thị, na, mía... 

Tết trung thu tại Trung Quốc


Trung thu là tết đoàn viên ở Trung Quốc. Vào dịp này, người Hoa thường tổ chức múa rồng lửa
 

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Tại Hàn Quốc

Tết Trung thu của người Hàn là tết Chuseok hay còn gọi với tên khác “Lễ tạ ơn”. Đây là ngày tết thứ 2 trong năm và được tổ chức vào đêm trước ngày rằm, kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch.

Một mâm cơm truyền thống đón Trung thu của người Hàn

Vào dịp này, người ở nơi xa cũng sẽ về quê hương để đoàn tụ với gia đình và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm) và rượu sindoju hay dongdongju. Ngay từ sáng sớm, mọi người trong gia đình sẽ sắm sửa sửa, chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên tươm tất. Việc sắp xếp các món đồ trên bàn thờ cũng theo nguyên tắc chuẩn mực.

Sau bữa cơm gia đình, mọi người cùng nhau tới thăm mộ và dọn dẹp sạch sẽ. Những món ăn, đồ uống cũng được con cháu chuẩn bị cẩn thận để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng miền ở Hàn lại có những tập tục riêng.

Trung thu tại Nhật Bản

Người Nhật ngày nay không còn sử dụng lịch âm nhiều như trước nữa nhưng vào ngày rằm tháng 8, họ vẫn lên chùa lễ Phật và tổ chức nhiều lễ hội vào dịp này. 

 Mâm cỗ truyền thống của người Nhật đón Trung thu

Mâm cỗ Trung thu theo truyền thống của người Nhật có rất nhiều loại bánh với màu sắc tươi tắn, dưa hấu, hạt dẻ... được bày biện đẹp mắt và đặt ngay ngắn gần cửa sổ. Ngoài ra, người Nhật còn ăn thêm món bánh dày dango vì cho rằng đây là món ưa thích của thỏ ngọc. Theo truyền thống dân gian của Nhật Bản, thỏ ngọc giã gạo trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng vào dịp Trung thu có thể thấy chú thỏ đang ăn bánh dày.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều hoạt động hấp dẫn. Người Thái gọi tết Trung thu là “tết cầu trăng”. Mọi người đều tham gia lễ cúng trăng rằm. Mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những món đồ đặc trưng của mùa thu như đào, sầu riêng, bánh Trung thu và chúc nhau mọi điều tốt lành. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

Theo thethaohangngay 

Xem thêm tại đây: Tết trung thu
  • Đồ chơi trung thu hướng về biển đảo quê hương

    Còn hơn 10 ngày nữa là đến rằm tháng 8 - tết trung thu, thị trường đồ chơi trung thu đã ngập tràn các loại đèn lồng, đèn kéo quân, mặt nạ giấy mang thông điệp yêu nước hướng về biển đảo quê hương.

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.