Phương án tuyển sinh Đại học Buôn Ma Thuột 2019

Trường đại học Buôn Ma Thuột thông báo tuyển sinh năm 2019 với tổng 400 chỉ tiêu cho 2 ngành đào tạo cụ thể như sau:

Đại học Buôn Ma Thuột - Mã trường: BMU

2.1. Đối tượng tuyển sinh:            - Đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

- Có nguyện vọng và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định.

- Có điểm xét tuyển đảm bảo ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; các trường hợp đặc biệt khác Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

2.2. Phạm vi tuyển sinh:                Tuyển sinh trong toàn quốc.

2.3. Phương thức tuyển sinh:     Xét tuyển;

Ghi chú:               2.3.1 Tuyển sinh đại học hệ chính quy: Thực hiện đồng thời 04 phương thức tuyển sinh như sau:

a. Phương thức 1: Xét tuyển bằng kết quả điểm thi các tổ hợp môn trong kỳ thi THPT Quốc gia (Chi tiết xem tại mục 2.6.1).

Nhà trường sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ cho các thí sinh đã được quy định tại Điều 32, Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, ban hành theo Thông tư số 04/2017, ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các thí sinh này được tính 10,0 môn điểm khi xét tuyển trong trường hợp cùng là môn Tiếng Anh.

- Nhà trường sử dụng điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

b. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào điểm của tổ hợp môn trong học bạ THPT (Chi tiết xem tại mục 2.6.2), và áp dụng với các trường hợp sau:

c. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số lượng không quá 5% chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành.

d. Phương thức 4: Xét tuyển riêng theo đề án tự chủ tuyển sinh với số lượng không quá 5% chỉ tiêu của ngành đối với từng nhóm đối tượng như sau:

- Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại khá trở lên thuộc các ngành được quy định theo đề án tuyển sinh (tại Bảng ngành tại phụ lục 3 kèm theo đề án).

- Đối tượng là thí sinh đạt thành tích xếp loại học sinh giỏi trong năm học lớp 12 trở lên.

- Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thành tích được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh đối với ngành Y và môn Hóa đối với ngành Dược học trong các kỳ thi do Sở giáo dục Đào tạo tại các địa phương tổ chức trong quá trình học THPT.

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Buôn Ma Thuột các năm qua tại đây

Ngành học Mã ngành Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3
Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Mã tổ hợp môn Môn chính Mã tổ hợp môn Môn chính Mã tổ hợp môn Môn chính
Các ngành đào tạo đại học                  
Y khoa 7720101 150   A02 SI B00 SI D08 SI
Dược học 7720201 225 125 A00 HO B00 HO D07 HO
             

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học hệ chính quy năm 2019:

- Có đủ điều kiện tham dự kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy theo quy định tại Quy chế tuyển sinh 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tổng điểm tổ hợp môn dùng để đăng ký xét tuyển không thấp hơn ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong năm tuyển sinh 2019.

- Ngưỡng điểm nhận hồ sơ:

+ Xét điểm thi THPT QG: Trường Đại học Buôn Ma Thuột thông báo công khai trên website của trường, các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước các khi thí sinh đăng ký xét tuyển theo thời gian quy định.

+ Xét điểm học bạ THPT: Thí sinh có kết quả học tập được xếp loại học sinh giỏi năm lớp 12.

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
2.6.1. Phương thức 1: Xét tuyển điểm tổ hợp môn trong kỳ thi THTP Quốc gia

a. Ngành và tổ hợp xét tuyển bằng kết quả điểm tổ hợp môn thi THTP Quốc gia:

TT

Mã trường

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

bằng kết quả điểm thi THPTQG*

Chỉ tiêu

Môn chính

Điểm lệch tổ hợp

1

BMU

7720101

Y khoa

1. B00: Toán, Sinh, Hóa

2. A02: Toán, Sinh, Lý

3. D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh

150

Môn Sinh

0 điểm

2

BMU

7720201

Dược học

1. A00: Toán, Hóa. Lý.

2. B00: Toán, Hóa, Sinh

3. D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

225

Môn Hóa

0 điểm

b. Điểm xét tuyển: Là tổng điểm thi tốt nghiệp 03 môn theo các tổ hợp quy định mà thí sinh đã lựa chọn để đăng ký xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo quy định và được tính như sau:

- Điểm xét tuyển = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + Điểm ưu tiên, Trong đó:

+ ĐM1; ĐM2; ĐM3: Là kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của 03 môn tương ứng với 03 môn của tổ hợp xét tuyển, được làm tròn tới 02 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên (ƯT) = Điểm ƯT Đối tượng + Điểm ƯT Khu vực xác định theo quy định của Quy chế tuyển sinh năm 2019.

+ Điểm lệch của các tổ hợp xét tuyển là 0.

* Thí sinh được lựa chọn một hoặc tất cả các tổ hợp môn khi ĐKXT.

c. Điều kiện trúng tuyển: 

 - Điểm xét tuyển ≥ Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Quy chế tuyển sinh 2019.

- Điểm trúng tuyển (Điểm chuẩn): Là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo theo từng đợt xét tuyển của năm tuyển sinh.

- Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành, nguyện vọng xét tuyển và điểm xét tuyển của thí sinh sẽ lập danh sách theo thứ tự thí sinh có điểm xét tuyển từ cao trở xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì được tính ưu tiên theo thứ tự như sau:

1. Trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì thứ tự xét tuyển ưu tiên thí sinh có điểm bài thi môn chính (Trong kỳ thi THPT Quốc gia) cao hơn.

2. Trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau, và có điểm môn chính bằng nhau thì thứ tự xét tuyển ưu tiên thí sinh có điểm thi môn ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong kỳ thi THPT Quốc gia cao hơn.

 3. Trong trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển và các điểm điều kiện phụ bằng nhau thì ưu tiên có thí sinh đăng ký xét tuyển có thứ tự nguyện vọng cao hơn (Nguyện vọng được tính theo thứ tự cao nhất là nguyện vọng 1).

2.6.2. Xét tuyển bằng điểm tổ hợp 03 môn trong học bạ THPT:  

a. Bảng quy định tổ hợp môn xét tuyển và môn chính:

TT

Mã trường

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển trong học bạ THPT

Chỉ tiêu

Môn chính

Điểm lệch Tổ hợp

1

BMU

7720201

Dược học

1. A00: Toán, Hóa, Lý

2. B00: Toán, Hóa, Sinh

3. D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

125

Hóa

0 điểm

b. Xét tuyển kết quả học tập trong học bạ THTP:

Điểm xét tuyển: Là tổng điểm trung bình chung của 03 môn trong 04 học kỳ năm lớp 11 và 12 trong học bạ THPT mà thí sinh đã lựa chọn theo tổ hợp môn để đăng ký xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo quy định và được tính như sau:

Điểm xét tuyển (ĐXT) = TBM1 + TBM 2 + TBM 3 + Điểm ƯT.

Cách tính điểm trung bình chung môn học (TBM) của 04 học kỳ như sau:

+ TBM1; TBM2; TBM3: Là điểm trung bình chung của 04 học kỳ của môn tương ứng trong tổ hợp xét tuyển bằng học bạ THPT (Bao gồm học kỳ 1, 2 năm lớp 11 và học kỳ 1, 2 năm lớp 12)

+ TBM = (TBM _HKI Lớp 11 + TBM_HKII lớp 11 + TBM_HKI lớp 12 + TBM_ HKII Lớp 12)/4.

+ Điểm TBM và điểm xét tuyển được làm tròn đến 1 chữ số thập phân (tính theo thang điểm 10).

+ Điểm ưu tiên (ƯT) = Điểm ƯT Đối tượng + Điểm ƯT Khu vực được xác định theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Điều kiện xét trúng tuyển:

- Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (Học lực năm học lớp 12 xếp loại giỏi).

- Điểm trúng tuyển (Điểm chuẩn): Là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo theo từng đợt xét tuyển của năm tuyển sinh.

- Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, nguyện vọng xét tuyển và điểm xét tuyển của thí sinh sẽ lập danh sách theo thứ tự thí sinh có điểm xét tuyển từ cao trở xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì được tính ưu tiên theo thứ tự như sau:

1. Trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì thứ tự xét tuyển ưu tiên thí sinh có điểm trung bình chung môn Hóa của 04 học kỳ năm lớp 11 và lớp 12 cao hơn.

2. Trường hợp các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau, và có tổng điểm trung bình chung môn Hóa bằng nhau thì thứ tự xét tuyển ưu tiên thí sinh có điểm trung bình chung môn ngoại ngữ của 04 học kỳ năm lớp 11 và lớp 12 THPT cao hơn.

-  Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, cao đẳng với đại học, điểm trúng tuyển bằng hình thức xét học bạ được tính là kết quả trúng tuyển.

2.6.3. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo QĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 5% chỉ tiêu TS: Thực hiện Theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019.

2.6.4. Xét tuyển riêng với số lượng không quá 5% chỉ tiêu của ngành đối với từng nhóm đối tượng tuyển sinh như sau:

a. Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại khá trở lên thuộc các nhóm ngành theo quy định (Tại phụ lục 3 kèm theo đề án);

- Thí sinh phải đạt 1 trong 2 điều kiện xét tuyển như sau:

+ Có kết quả học tập THPT năm lớp 12 xếp loại học lực giỏi

+ Có điểm thi THPT Quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019.

Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, nguyện vọng xét tuyển và kết quả học tập đại học của thí sinh sẽ lập danh sách theo thứ tự thí sinh từ cao trở xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp các thí sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu thì được tính ưu tiên theo thứ tự như sau:

1. Ưu tiên thí sinh có kết quả điểm trung bình cộng môn chính trong tổ hợp xét tuyển cao hơn.

2. Trường hợp các thí sinh có điểm trung bình cộng môn chính trong tổ hợp xét tuyển bằng nhau thì thứ tự ưu tiên thí sinh có điểm môn anh văn trong tổ hợp xét tuyển cao hơn.

b. Đối tượng là thí sinh đạt thành tích xếp loại học sinh giỏi trong năm học lớp 12 trở lên (đối với ngành Y).

- Điều kiện xét tuyển:

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và được xếp loại học sinh giỏi năm lớp 12 trở lên

+ Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, nguyện vọng xét tuyển và kết quả học tập trong quá trình học THPT của thí sinh sẽ lập danh sách theo thứ tự thí sinh từ cao trở xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp các thí sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu thì được tính ưu tiên theo thứ tự như sau:

1. Ưu tiên thí sinh có kết quả xếp loại học tập trong quá trình học THPT cao hơn.

2. Trường hợp các thí sinh có kết quả xếp loại học tập THPT bằng nhau thì thứ tự ưu tiên thí sinh có điểm môn chính trong tổ hợp xét tuyển cao hơn.

c. Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thành tích được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa, Sinh học do Sở giáo dục Đào tạo tại các địa phương tổ chức.

- Điều kiện xét tuyển:

+ Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thành tích được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa đối với xét tuyển ngành Dược học, môn Sinh đối với xét tuyển ngành Y và đạt 1 trong 2 điều kiện sau:

+ Có kết quả học tập THPT năm lớp 12 xếp loại học lực giỏi

+ Có điểm thi THPT Quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành khoa học sức khỏe năm 2019.

- Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, nguyện vọng ĐKXT và kết quả học tập trong quá trình học THPT của thí sinh sẽ lập danh sách theo thứ tự thí sinh từ cao trở xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp các thí sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu thì được tính ưu tiên theo thứ tự như sau:

1. Ưu tiên thí sinh có kết quả xếp loại học tập trong quá trình học THPT cao hơn.

2. Trường hợp các thí sinh có kết quả xếp loại học tập THPT bằng nhau thì thứ tự ưu tiên thí sinh có điểm môn chính của tổ hợp xét tuyển cao hơn.


Theo TTHN