Phương án tuyển sinh Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương 2023

Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương tuyển sinh năm 2023 theo các phương thức: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế; Xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT;..

1. Đối tượng tuyển sinh:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương (theo quy định của Luật Giáo dục).

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Đáp ứng các điều kiện khác theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phạm vi tuyển sinh:

Tuyển sinh trong cả nước.

3. Mã ngành:

>>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐH KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG CÁC NĂM QUA

4. Phương thức tuyển sinh: Gồm 5 phương thức.

4.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng

- Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển những thí sinh từ các trường Dự bị Đại học dân tộc.

4.2. Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Ngành Y khoa (Khối B00: Toán, Hóa, Sinh).

- Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học (Khối B00: Toán, Hóa, Sinh; Khối A00: Toán, Hóa, Lí).

- Ngành Điều dưỡng, Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng (Khối B00: Toán, Hóa, Sinh).

*) Điểm xét tuyển được tính từ tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có).

4.3. Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào điểm học bạ THPT cho hai ngành: Ngành Điều dưỡng, Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Điểm xét tuyển được tính từ tổng Trung bình điểm 3 môn Toán học, Hóa học và Sinh học trong 06 học kỳ lớp 10,11,12 với 18 đầu điểm và cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có).

ĐXT=(Tổng 18 đầu điểm Toán, Hóa Sinh)/6 + điểm ưu tiên (nếu có)

4.4. Phương thức 4: Xét tuyển căn cứ vào chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế của hai đơn vị cấp chứng chỉ sau:

- TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS)

- IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)

Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:

+ Với điểm IELTS:

ĐXT= điểm IELTS *30/9 + điểm ưu tiên (nếu có)

+ Với điểm TOEFT iBT:

ĐXT= điểm TOEFT iBT*30/120 + điểm ưu tiên (nếu có)

4.5. Phương thức 5: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:

ĐXT= điểm ĐGNL * 30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ:

5.1. Đối với thí sinh xét tuyển thẳng:

- Đối với thí sinh đã học bổ sung kiến thức dự bị đại học năm học 2022-2023 phải có học lực lớp 10,11,12 xếp loại Giỏi trở lên và năm học bổ sung kiến thức dự bị đại học có điểm Trung bình từng môn Toán, Hóa, Sinh từ 8.0 trở lên đối với ngành Y khoa; xếp loại Khá trở lên và năm học bổ sung kiến thức dự bị đại học có điểm trung bình từng môn Toán, Hóa, Sinh từ 6.5 trở lên đối với các ngành còn lại.

5.2. Đối với thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Tham gia kỳ thi trung học phổ thông năm 2023.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (Trường sẽ công bố sau khi có kết quả xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5.3. Đối với thí sinh đăng ký sử dụng học bạ THPT:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5.

5.4. Đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế trong thời hạn từ 24/7/2021 đến 24/7/2023:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

+ Điểm IELTS đạt từ 6.0 trở lên hoặc TOEFT iBT đạt từ 60 trở lên.

+ Có học lực lớp 10,11,12 xếp loại Giỏi trở lên và có điểm Trung bình mỗi kỳ trong 06 học kỳ của từng môn (Toán, Hóa) hoặc (Toán, Sinh) từ 8.0 trở lên đối với ngành Y khoa; xếp loại Khá trở lên và có điểm Trung bình mỗi kỳ trong 06 học kỳ của từng môn (Toán, Hóa) hoặc (Toán, Sinh) từ 6.5 trở lên đối với ngành còn lại.

5.5. Đối với thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Có điểm thi Đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Điểm Đánh giá năng lực Đạt từ 100 (120 với Y khoa)

+ Tư duy định lượng : từ 30 (40 đối với Y khoa)

+ Tư duy định tính: từ 25

+ Khoa học: từ 30 (40 đối với Y khoa)

+ Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên đối với ngành Y khoa; Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên với ngành còn lại.

6. Nguyên tắc xét tuyển:

Xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Theo TTHN

  • Cẩm nang thi đánh giá tư duy 2025

    Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.

  • Một trường ĐH lớn công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết từng ngành 2025

    Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.

  • Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy - TSA 2025

    Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau: