Trường Đại học Luật TPHCM công bố phương án tuyển sinh năm 2018, theo đó trường tăng chỉ tiêu so với năm trước. Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 Đại học Luật TPHCM
Stt |
Ngành |
Mã ngành |
Các tổ hợp môn xét tuyển (gồm Tổ hợp truyền thống và Tổ hợp mới) |
Chỉ tiêu (dự kiến) |
1. |
Luật |
7380101 |
A, A1, C, D1,3,6 |
1.300 |
2. |
Luật Thương mại quốc tếnew |
7110101 |
A1, D1,3,6, D66,69,70new,D84,87,88 new |
100 |
3. |
Quản trị - Luật |
7110103 |
A, A1, D1,3,6, D84,87,88new |
300 |
4. |
Quản trị kinh doanh |
7340101 |
A, A1, D1,3,6,D84,87,88new |
100 |
5. |
Ngôn ngữ Anh(Chuyên ngành Anh văn pháp lý) |
7220201 |
D1, D14 new, D66 new, D84new |
100 |
Ngoài tổ hợp tuyển sinh truyền thống, các tổ hợp mới gồm: D14: Văn, Sử, tiếng Anh D66,69,70 Văn, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, trong đó D66 là tiếng Anh, D69 là tiếng Nhật; D70 là tiếng Pháp. D84,87,88: Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D84: tiếng Anh, D87: tiếng Pháp; D88: tiếng Nhật).
Phương thức tuyển sinh vẫn như năm 2017 là thực hiện xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực, được thực hiện qua 2 bước (trong đó bước 1 là xét tuyển, bước 2 là kiểm tra năng lực) với 03 tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).
Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển theo từng ngành và từng tổ hợp.
Quy trình tuyển sinh gồm 2 bước như sau:
Bước 1, xét tuyển sơ bộ: Hội đồng tuyển sinh sẽ xét điểm trung bình ở 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển, gọi tắt là điểm học bạ (tiêu chí 1: chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển) và điểm thi THPT quốc gia năm 2018 (tiêu chí 2: chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) từ cao xuống thấp để xác định những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ;
Số lượng thí sinh được xét đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ không quá 300% so với chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo ngành và tổ hợp xét tuyển được quy định;Ngoài các tổ hợp xét tuyển truyền thống, năm 2018, Nhà trường có bổ sung 3 tổ hợp môn mới.
Bước 2, xét trúng tuyển: Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ mới được Trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực (tiêu chí 3). Bài kiểm tra này chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển vào trường; Trường xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành và theo từng Tổ hợp môn xét tuyển; Diện trúng tuyển là thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau đây thì thuộc diện trúng tuyển: Có đủ điểm của 3 tiêu chí xét tuyển nêu trên;Có kết quả điểm của 3 tiêu chí này nằm trong chỉ tiêu; Có điểm của từng môn của 3 tiêu chí không bị điểm liệt theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Điểm trúng tuyển được xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu, căn cứ vào 3 tiêu chí: Điểm học bạ (xét 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển); Điểm thi THPT quốc gia năm 2018 của 3 môn thuộc tổ hợp đã đăng ký ở tiêu chí 1; Điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực.
Bài kiểm tra năng lực thực hiện theo phương thức trắc nghiệm trên giấy. Thí sinh làm bài trong 75 phút với 100 câu hỏi. Nội dung câu hỏi theo 4 nhóm kiến thức Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); Kiến thức về pháp luật; Tư duy lôgic và khả năng lập luận. Với thang điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực là 30.
Trường ĐH Luật TP.HCM lưu ý, mục đích của bài kiểm tra năng lực sẽ giúp trường tuyển được các thí sinh có tố chất, có tư duy lôgic tốt, có hiểu biết sâu rộng các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội...; Có thêm kênh thông tin để hạn chế tối đa các trường hợp may rủi, học tài thi phận của thí sinh (nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia); Giúp thí sinh bước đầu có thể xác định được ngành học mình lựa chọn học phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
Do vậy nhà trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực; và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của trường.
Thí sinh theo dõi trên website của trường để biết cách thức đăng ký tài khoản.
Theo TTHN
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.