Trường Đại học Quy Nhơn tuyển 5.948 chỉ tiêu với 4 phương thức xét tuyển, trong đó trường dành 50% chỉ tiêu xét tuyển theo học bạ, đánh giá năng lực.
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển:
a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi tuyển sinh: toàn quốc
3. Phương thức tuyển sinh
a) Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (mã phương thức: 100)
b) Xét kết quả học tập THPT bằng học bạ 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) hoặc hai học kỳ năm lớp 12 (mã phương thức: 200)
c) Xét kết quả thi ĐGNL:
+ Do ĐHQG TP.HCM tổ chức năm 2024: áp dụng xét tuyển cho các ngành ngoài sư phạm (mã phương thức: 402)
+ Do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2024: cho tất cả các ngành (mã phương thức: 403)
d) Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mã phương thức: 301)
Ghi chú: Đối với ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất : kết hợp với điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Quy Nhơn tổ chức.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Tỉ lệ chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024: các ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non: 70%, các ngành sư phạm còn lại 50%, các ngành ngoài sư phạm 40%. Còn lại cho các phương thức khác, trong đó phương thức xét điểm thi ĐGNL và xét tuyển thẳng không quá 10%.
>>> THAM KHẢO: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC QUY NHƠN CÁC NĂM GẦN ĐÂY
5. Ngưỡng đầu vào
5.1. Phương thức xét có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024:
a) Các ngành sư phạm: theo quyết định của Bộ GDĐT.
b) Các ngành ngoài sư phạm: theo thông báo của Trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
5.2. Phương thức xét kết quả học tập (học bạ) THPT:
a) Các ngành sư phạm:
Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên và tổng điểm trung bình 3 môn xét tuyển từ 24.0 trở lên, riêng các ngành Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học, Giáo dục chính trị, Sư phạm Lịch sử Địa lý, Sư phạm Khoa học tự nhiên từ 21.0 trở lên.
Riêng ngành Giáo dục thể chất : Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên và tổng điểm trung bình 3 môn xét tuyển từ 18.0 trở lên.
b) Các ngành ngoài sư phạm: Tổng điểm trung bình học tập của 03 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
5.3. Phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực.
- Thí sinh có điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM đạt từ 600/1200 điểm trở lên;
- Thí sinh có điểm ĐGNL năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên đối với ngành sư phạm và 15.0 điểm trở lên đối với các ngành ngoài sư phạm.
Theo TTHN
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.