Phương án tuyển sinh Đại học Thành Đô 2018Trường đại học Thành Đô thông báo tuyển sinh năm 2018 với tổng 1640 chỉ tiêu, trong đó có 330 chỉ tiêu xét theo kết quả thi thpt quốc gia. Mã trường: TDD 2.1. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng chính quy: - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. - Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho đăng ký xét tuyển tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học; - Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định; Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự tuyển: - Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự; - Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự; - Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi); - Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự tuyển (bằng văn bản); cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học. 2.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước Ghi chú: - Phương thức 1: Xét theo điểm thi THPT Quốc gia; - Phương thức 2: Xét theo học bạ của tổ hợp môn xét tuyển. 2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT: Điều kiện nhận Đăng ký xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia Tiêu chí xét tuyển: Căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Căn cứ vào quy định chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố; Căn cứ nguyện vọng xét tuyển của thí sinh (có ghi rõ ngành và tổ hợp môn xét tuyển). Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống thấp theo tổng điểm của tổ hợp ba môn của kỳ thi THPT Quốc gia đăng ký xét tuyển tương ứng với ngành học cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng (theo quy định hiện hành) cho đến đủ chỉ tiêu đã xác định. Mỗi thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào trường sẽ được chọn các ngành ứng với các nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp thí sinh trượt nguyện vọng 1 thì xuống xét tuyển vào các nguyện vọng tiếp theo, sẽ được xét bình đẳng với những thí sinh xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành đó. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Áp dụng đúng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển. Chỉ tiêu xét tuyển: dành 20% trên tổng chỉ tiêu đã được xác định. Tuyển sinh trong cả nước Tiêu chí phụ để xét tuyển Điểm trúng tuyển bằng nhau: Điểm xét tuyển bằng nhau thì sẽ tính đến tiêu chí tiếp theo là môn chính điểm cao hơn sẽ trúng tuyển. Nếu điểm vẫn bằng nhau, sẽ tính tiếp đến tiêu chí điểm ưu tiên. Các ngành đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển theo phương thức 1
Căn cứ kết quả học bạ THPT của tổ hợp môn xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. - Xét tuyển căn cứ theo Kết quả học tập THPT của thí sinh: + Điểm trung bình chung lớp 11, hoặc học kỳ I lớp 12 từ 6,0 điểm trở lên + Điểm trung bình chung lớp 12 từ 6,0 điểm trở lên + Điểm tổng kết lớp 12 của tổ hợp 3 môn xét tuyển các khối A00, A01, B00, C00, D00 từ 18,0 điểm trở lên + Điểm tổng kết lớp 10, lớp 11, kỳ I lớp 12 của tổ hợp 3 môn xét tuyển các khối A00, A01, B00, C00, D00 từ 18,0 điểm trở lên Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ tiêu xét tuyển: dành 80% trên tổng chỉ tiêu đã được xác định. Tuyển sinh trong cả nước Tiêu chí phụ để xét tuyển Điểm trúng tuyển bằng nhau: Các ngành đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển theo phương thức 2
2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: Đối với thí sinh xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Đối với thí sinh xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập bậc THPT - Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển lần thứ nhất: từ ngày 25/12/2017 đến 31/3/2018 (dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT). Thời gian xét tuyển lần hai: theo lịch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo . 2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): Địa điểm nhận hồ sơ: Địa chỉ: Tầng 1 – Nhà A; Trường Đại học Thành Đô Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội Hotline: 0243.3861.601/ 0934.078.668 Theo TTHN
Xem thêm tại đây:
Trường Đại học Thành Đô
Thi đại học và thi thpt quốc gia 2018
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.