Phương án tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 - 2018Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ngãi mới đây vừa công bố phương án thi và quy định tuyển sinh vào lớp 10 trên toàn tỉnh Quảng Ngãi năm học 2017 - 2018 ĐỐI TƯỢNG, HỒ SƠ, PHƯƠNG THỨC, CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH 1. Đối tượng và phương thức tuyển sinh 1.1 Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo Điều lệ trường THPT và trường phô thông có nhiều cấp học. 1.2. Tuyển sinh THPT được tổ chức theo một trong ba phương thức sau: a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớpp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó; b) Thi tuyển; c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển 2. Hồ sơ tuyển sinh 2.1. Hồ sơ dự tuyển: a) Phiếu đăng kí dự tuyển vào lớp 10 (theo mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo). Đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS từ những năm học trước phải có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú về việc không trong thời hạn thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân. b) Bản sao giấy khai sinh hợp lệ. c) Bản sao tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh lớp 9 tốt nghiệp trong năm dự tuyển. d) Bản chính học bạ THCS. e) Các giấy tờ có liên quan đến diện ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thấm quyên cấp. 0 02 ảnh cỡ 3 cm X 4 cm (kiểu ảnh chứng minh nhân dân). 2.2. Điều kiện dự tuyến: a) Có đủ hồ sơ hợp lệ. b) Đúng độ tuổi quy định. 3. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích 3.1. Tuyển thẳng vào THPT các đối tượng sau đây: a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; b) Học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định; c) Học sinh khuyết tật; d) Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thế thao; Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. 3.2. Chế độ ưu tiên: Không áp dụng cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên, gồm có: a) Cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: - Con liệt sĩ; - Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; - Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; - Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và người được cấp Giấy chứng nhận ngưò'i hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao độns; 81% trở lên”. b) Cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng: - Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động; - Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; - Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; - Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”. c) Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: - Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; - Người dân tộc thiểu số; - Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. 3.3. Chế độ khuyến khích: Đối tượng được cộng điếm khuyến khích, gồm có: a) Áp dụng cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 các bộ môn văn hoá: - Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điếm; - Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm; - Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm. Thí sinh được cộng điểm khuyến khích khi dự tuyển vào lớp chuyên đúng với môn thi đã đạt giải và được cộng điểm khi dự tuyển vào lớp không chuyên. b) Áp dụng cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên - Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 các bộ môn văn hoá: + Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điếm; + Giải nhì cấp tính: cộns, 1,5 điểm; + Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm. - Đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tố chức ở cấp THCS trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; thi vẽ; thi viết thư quôc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi tài năng tiếng Anh; thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi các môn văn hoá trên mạng Internet; thi vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn; Cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp tỉnh - Đối với giải cá nhân: + Đạt giải quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2,0 điểm; + Đạt giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc: cộng 1,5 điểm; + Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm; - Đối với giải đồng đội (hội thao giáo dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp ca, song ca...): + Chỉ cộng điếm đối với giải quốc gia; + Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của ban tổ chức từng giải. - Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân. Những học sinh đoạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất. - Học sinh được cấp chứng nhận nghề phố thông trong kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở cấp THCS: + Loại giỏi: cộng 1,5 điếm; + Loại khá: cộng 1,0 điểm; + Loại trung bình: cộng 0,5 điếm. 3.4. Nguyên tắc cộng điểm ưu tiên, khuyến khích: Đối với học sinh thi tuyến vào lớp 10 THPT chuyên nhưng không trúng tuyến thì được cộng điếm khuyến khích, ưu tiên khi tham gia xét tuyển theo nguyện vọng vào trường THPT không chuyên. XÉT TUYỂN 4. Điểm xét tuyển 4.1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của học sinh THCS được tính như sau: a) Hạnh kiếm tốt, học lực giỏi: 10 điểm; b) Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 9 điếm; c) Hạnh kiểm khá, học lực khá: 8 điểm; d) Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 7 điểm; e) Hanh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 6 điểm; g) Các trường hợp còn lại: 5 điểm. 4.2. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 4 điểm. 4.3. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của: điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học ở THCS và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích. 4.4. Nếu nhiều người học có điểm bằng nhau thì lấy tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 của tất cả các môn có tính điếm trung bình để xếp từ cao xuống thấp; nếu vẫn có trường hợp bằng điểm nhau thì phân biệt bằng tổng điểm trung bình cả năm của môn Toán và môn Ngữ văn của năm học lớp 9. Nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả của năm học lại. Nếu phải thi lên lớp hoặc phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè thì lấy kết quả xếp loại sau khi thi lại hoặc rèn luyện. THI TUYỂN Nội dung đề thi: Trong phạm vi chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải bảo đảm nội dung chương trình, chính xác, rõ ràng, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi 5. Môn thi, thời gian làm bài thi, đỉểm bài thi, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm và điếm thi tuyển 5.1. Môn thi, thời gian làm bài thi a, Thi vào lớp 10 trường THPT DTNT Thi viết 2 môn:Toán và Ngữ văn Thời gian làm bài thi: 120 phút/môn thi. b, Thi vào lớp 10 trường THPT Thi 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thứ 3 Thời gian làm bài thi môn Toán, Ngữ văn: 120 phút/môn thi. Môn thứ 3 được lựa chọn trong số những môn học, phù hợp cho các đối tượng tham gia kỳ thi tuyến sinh, thời gian 90 phút/môn thi. c, Thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn chuyên. Thi vào lớp 10 chuyên Tin học, thí sinh thi môn Toán (bài thi chuyên). Thời gian làm bài thi môn Toán, Ngữ văn: 120 phút/môn thi; môn Ngoại ngữ, thời gian 90 phút; môn chuyên thời gian làm bài thi 150 phút. 5.2. Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điếm 0 đến điếm 10, điểm lẻ đến 0,25; 5.3. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 5 điểm 5.4. Điểm thi tuyển là tổng điểm các bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải không có bài thi nào bị điểm dưới 1,0. KẾT HỢP THI TUYỂN VỚI XÉT TUYỂN 6. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài thỉ 6.1. Môn thi, thời gian làm bài thi: a) Thi viết hai môn: Toán và Ngữ văn b) Thời gian làm bài thi: 120 phút/môn thi. 6.2. Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi, điểm bài thi cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25; 7. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm 7.1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của học sinh THCS được tính như sau: a) Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5 điểm; b) Hạnh kiếm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiếm tốt, học lực khá: 4,5 điểm; c) Hạnh kiếm khá, học lực khá: 4 điểm; d) Hạnh kiếm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 3,5 điểm; e) Hạnh kiếm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3 điểm; f) Các trường hợp còn lại: 2,5 điểm. 7.2. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyển khích tối đa không quá 6 điểm. 8. Điểm xét tuyển Điểm xét tuyển là tổng điểm của: a) Tổng sô điêm của hai bài thi đã nhân đôi; b) Điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS (nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó); c) Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải không có bài thi nào bị điểm dưới 1,0. ĐĂNG KÝ NGUYỆN VỌNG CHỌN TRƯỜNG, QUY ĐỊNH PHÒNG THI, BÀI THI VÀ PHÚC KHẢO 9. Đăng kí nguyện vọng chọn trường Học sinh đăng kí nguyện vọng và nộp hồ sơ tuyển sinh tại trường THPT có nguyện vọng 1. Mỗi học sinh được quyền chọn 2 nguyện vọng khi dự tuyển vào lớp 10 theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo: - Nguyện vọng 1: Dự tuyển vào 1 trường THPT công lập. - Nguyện vọng 2: Dự tuyển vào 1 trường THPT công lập thứ hai theo quy định hoặc trường THPT ngoài công lập 10. Các vật dụng thí sinh được mang và không được mang vào phòng thi 10.1. Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi: a) Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; b) Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; c) Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. 10.2. Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được quy định tại 10.1 của điều này vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi. 11. Trách nhiệm của thí sinh a) Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định, chấp hành hiệu lệnh của Hội đông coi thi và hướng dẫn của giám thị. Khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, thí sinh đến muộn sẽ không được dự thi. b) Xuất trình thẻ dự thi cho giám thị khi gọi đến tên và số báo danh của mình. Giám thị cho phép mới được vào phòng thi; ngồi đúng chỗ ghi số báo danh trong phòng thi. c) Chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng quy định tại khoản 10.1. d) Khi nhận đề thi, phải kiểm soát kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. e) Khi làm bài, tuyệt đối không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. f) Bài thi phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa); chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực (không được dùng mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bât kỳ cách gì. g) Từng buổi thi, ký tên vào bảng ghi tên dự thi. Trong suốt thời gian ở phòng thi, phải tuyệt đối giữ trật tự. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo giám thị. Khi được phép nói, thí sinh đứng báo cáo rõ với giám thị ỷ kiến của mình. h) Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giám thị. i) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng viết ngay. Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp thay giấy thi. k) Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài thi. l) Trong trường hợp đặc biệt, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi hoặc cán bộ của Hội đồng coi thi do Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công. 12. Phúc khảo bài thi 12.1. Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. 12.2. Trình tự và thủ tục: a) Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi; b) Thủ tục: - Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho trường THPT nơi nộp hồ sơ dự thi; - Trường THPT lập thành danh sách đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi của môn xin phúc khảo; nhập dữ liệu vào phần mềm tuyến sinh đối với những thí sinh xin phúc khảo bài thi, nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo dữ liệu và danh sách đề nghị phúc khảo kèm theo đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh; 12.3. Đối với mỗi kỳ thi, việc phúc khảo bài thi chỉ thực hiện một lần. XỬ LÝ VI PHẠM 13. Xử lý vi phạm đối với thí sinh a) Đình chỉ thi nếu thí sinh mang vào phòng thi tài liệu và vật dụng trái với quy định. b) Cảnh cáo; không chấm, cho điểm 0 hoặc huỷ kết quả bài thi nếu thí sinh có một trong các hành vi sai phạm sau đây: - Không thực hiện đúng các quy định trong phòng thi, bị nhắc nhở mà vẫn vi phạm; - Trao đối nội dung bài thi, giấy nháp với thí sinh khác hoặc nhận bài giải sẵn từ bên ngoài; - Chép bài của nhau, chép bài giải sẵn từ bên ngoài. Các hành vi này do Hội đồng coi thi phát hiện và lập biên bản; do giám khảo phát hiện khi chấm bài hoặc do thanh tra phát hiện sau khi Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo đã kết thúc công việc c) Cảnh cáo hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và cấm thi tất cả các kỳ thi trong 01 năm ngay sau khi thí sinh vi phạm, nếu có một trong các hành vi sai phạm sau: - Hành hung thành viên của Hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo và những người tham gia tố chức kỳ thi; - Gây rối, làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu qua nghiêm trọng cho kỳ thi; - Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; - Gian lận thi có tổ chức. d) Các hình thức xử lý kỷ luật đối với thí sinh phải được công bố trước Hội đồng, coi thi, nhà trường nơi thí sinh theo học, dự thi; thông báo đến gia đình và địa phương nơi cư trú của thí sinh. Theo thethaohangngay DÀNH CHO 2K10 - LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM 2025!
Tham khảo Khoá học lớp 9 - Lộ trình UP10 tại Tuyensinh247: - Đa dạng hình thức học: Học live tương tác, học qua bài giảng quay sẵn - Ôn thi vào 10 - Luyện đề vào 10 - Bộ 10.000+ câu hỏi, 500+ bài giảng, 300+ đề thi bám sát sườn cấu trúc đề thi từng tỉnh Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Tuyển sinh lớp 10 Quảng Ngãi
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.