Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TPHCM năm 2020 tuyển sinh theo 5 phương thức, trường dành tối đa 60% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPTQG.
Trường ĐH Kinh tế - luật đã công bố thông tin tuyển sinh đại học năm 2020. Trong đó, trường dự kiến mở thêm 3 chương trình đào tạo mới và triển khai 3 chương trình song ngành liên trường trong ĐH Quốc gia TP.HCM.
ThS Nguyễn Hải Trường An - giám đốc Trung tâm Truyền thông và tư vấn tuyển sinh nhà trường, cho hay trường cũng tăng mức phần trăm chỉ tiêu tuyển đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và xét tuyển dựa trên kết quả học THPT cùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế lần lượt là tối đa 40% và tối đa 50%.
Ngoài ra, Trường tiếp tục tuyển sinh 2 chương trình liên kết quốc tế của Trường ĐH Gloucestershire (Anh quốc) và Trường ĐH Birmingham City (Anh quốc) bằng kết quả học tập 3 năm THPT.
Các hình thức chương trình đào tạo năm nay của trường, gồm: đại trà, chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao bằng tiếng Anh, cử nhân tài năng, song ngành, liên kết quốc tế.
Năm nay nhà trường dự kiến mở ngành mới với 3 chương trình đào tạo, cụ thể: Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh của khoa toán kinh tế, mã ngành: 7310108_417; Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo của khoa hệ thống thông tin, mã ngành: 7340405_416; Kinh tế quốc tế (kinh tế đối ngoại) chất lượng cao bằng tiếng Anh của khoa kinh tế đối ngoại, mã ngành: 7310106_402CA.
5 phương thức xét tuyển Đại học Kinh tế Luật ĐH Quốc gia TPHCM 2020
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh đai học chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT (tối đa 5% tổng chỉ tiêu);
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (tối đa 15% tổng chỉ tiêu); thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 của 3 môn tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01 phải từ mức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường trở lên;
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 (tối đa 60% tổng chỉ tiêu); tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), D01 (Toán – Văn – Anh);
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020 (tối đa 40% tổng chỉ tiêu);
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (tối đa 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình này).
Đào tạo song ngành, liên trường
ThS Trường An cho biết thêm: "Với quy định đào tạo song ngành mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, điểm khác biệt trong đào tạo song ngành giai đoạn tới là trường sẽ tiếp nhận tất cả sinh viên các trường thành viên trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM đủ điều kiện đăng ký học tại Trường ĐH Kinh tế - luật".
Theo TTHN
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.