Quy định mới về đào tạo liên thông: Bộ GD&ĐT lên tiếng giải tỏa \"bức xúc\"“Quyết định liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới nhằm làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học” - ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT khẳng định.
Trước những ý kiến trái chiều về quy định mới trong đào tạo liên thông, ông Bùi Anh Tuấn (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT giải thích: “Trước đây đào tạo liên thông thực hiện theo quyết định 06, đây là văn bản đầu tiên quy định về liên thông. Sau thời gian thực hiện, quyết định 06 đã nảy sinh nhiều khiếm khuyết, chưa nói đúng được bản chất của đào tạo liên thông vì liên thông là hình thức đào tạo bảo lưu kết quả của giai đoạn trước để học ở giai đoạn sau, rút ngắn thời gian học tập, giảm được kinh phí đào tạo”. Nhưng tại sao Bộ GD-ĐT lại đột ngột thay đổi quy định liên thông như vậy, trong khi đó có thể giữ lại quy định cũ và chỉnh sửa những khiếm khuyết? Khi thực hiện quyết định 06, nhiều trường không thực hiện đúng tinh thần 06 mà xây dựng chương trình đào tạo riêng cho liên thông như từ xa, liên kết, vừa học vừa làm, rút ngắn thời gian đào tạo để cấp bằng chính quy như vậy là sai bản chất. Bên cạnh đó, theo quy định từ trung cấp liên thông lên đại học phải được Bộ cho phép nhưng nhiều trường không đủ điều kiện để thực hiện và đào tạo chui. Khi Bộ GD-ĐT công khai danh sách 16 trường được đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học thì báo chí đã giúp Bộ phát hiện thêm nhiều trường sai phạm như chương trình đào tạo bị cắt xén, kém chất lượng dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, dư luận xã hội bức xúc. Các cơ quan, doanh nghiệp đã từ chối người có bằng liên thông. Do vậy, để ra được thông tư này, Bộ GD-ĐT đã đi khảo sát ở nhiều đơn vị và thấy rõ ràng liên thông đã bị biến tướng. Dự thảo quy định liên thông Bộ đã đưa ra thảo luận cả năm, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, đưa thông tin lên mạng xin ý kiến và lấy ý kiến của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó, xuất phát từ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nên tinh thần thông tư bám sát tinh thần Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Đào tạo đại học chỉ gồm 3 hệ: chính quy, từ xa, vừa học vừa làm. Liên thông chỉ là một hình thức đào tạo. Bộ đã tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ sở đào tạo nên bộ chỉ quan tâm đến tiêu chí và điều kiện đảm bảo chất lượng. Tất cả những gì thông tư đưa ra chỉ là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người học. Thực hiện thông tư mới cả người học chính quy và liên thông đều được đảm bảo về chất lượng đào tạo dần dần lấy lại uy tín cho người lao động, cho cả nhà trường. Liên thông không phải là đào tạo đại học 2 giai đoạn Nhiều ý kiến của người học trung cấp, cao đẳng hiện nay cho rằng trong quy định mới về đào tạo liên thông, quy định thi tuyển sẽ gây nhiều thiệt thòi cho họ, thậm chí có thể nói "chặn đường" vào đại học? Trung cấp hay cao đẳng, mỗi hệ đào tạo có mục tiêu riêng, chuẩn đầu ra riêng để cung cấp nhân lực lao động cho thị trường. Do vậy, cứ đi học nghề để vào CĐ, ĐH thì có cần tồn tại những trường trung cấp nghề không? Thông tư mới để các trường tồn tại đúng sứ mạng, không phải là con đường để lên đại học. Liên thông không phải là đào tạo đại học 2 giai đoạn. Những ai có nghị lực, năng lực, quyết tâm học sẽ được tạo điều kiện để học tiếp. Bộ sẽ không để liên thông biến tướng như trước đây. Bộ không đóng cửa liên thông nhưng những quy định sai thì phải sửa. Mỗi hệ đào tạo có mục tiêu riêng. Tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Bộ đưa ra quy định để ràng buộc các trường ở chỉ tiêu và chất lượng. Trong cùng một trường không thể song song tồn tại hai hệ chính quy và chính quy liên thông. Ông nghĩ thế nào nếu quy định liên thông này sẽ làm ít người dự thi vào trung cấp, cao đẳng? Nếu ai cũng nghĩ thế thì đây là điều đáng buồn vì đã nhìn nhận sai về cấp đào tạo. Mỗi trường học có sứ mệnh đóng vai trò nhất định trong thị trường lao động. Cánh cửa liên thông không đóng nhưng hẹp hơn. Thi chung đầu vào nhưng học lại khác nhau, các em không phải học lại từ đầu các môn học, được rút ngắn thời gian học vì bằng liên thông là bằng chính quy. Các bạn sợ kém thi không đạt, đó là điều đúng. Học chính quy phải có chuẩn đầu ra. Nếu đủ nghị lực, quyết tâm thì ôn tập và thi ngay. Nếu không đạt yêu cầu thì đi làm rồi quay lại thi. Các bạn sẽ thấy sau thời gian làm việc mình trưởng thành hơn rất nhiều. Kiến thức thu nhận khi học tiếp sau thời gian đi làm sẽ rất bổ ích. Câu chuyện này không chỉ đúng đối với học liên thông mà còn đúng đối với cả thạc sĩ. Tôi đã từng khuyên nhiều bạn sau khi học đại học xong không nên đi học thạc sĩ ngay, mà hãy đi làm, lấy kinh nghiệm rồi hãy tiếp tục học lên cao học. Khi đó, những kiến thức thu nhận được sẽ không chỉ là lý thuyết suông. Nhưng hiện nay xã hội vẫn thích bằng đại học hơn, thưa ông? Xã hội cần người tốt nghiệp cả trung cấp, cao đẳng chứ không chỉ đại học. Thậm chí tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề còn xin việc dễ hơn. Khi ra quy định liên thông, Bộ không đối lập với các trường, với người học nhưng làm sao để đi đúng, đáp ứng đúng yêu cầu. Trước đây có gì sai, chưa đúng thì nay phải làm đúng. Nếu quyết định 06 trước đây đúng hoàn toàn, chỉ thực hiện sai thì đã không phải thay bằng thông tư mới. Vấn đề là hiểu sai bản chất của liên thông, cho rằng liên thông chỉ là giai đoạn 1 của đại học nhưng xã hội đã không chấp nhận, đánh giá thấp, nhiều doanh nghiệp đơn vị từ chối. Như vậy, chấn chỉnh việc đào tạo này để khi các em cầm một tấm bằng phải được xã hội tôn trọng. Bộ thay đổi, các trường phải thay đổi. Kết quả liên thông là cho một cá nhân chứ không phải cho một nhóm người. Nhiều ý kiến sinh viên và chuyên gia giáo dục cho rằng, nếu để kéo dài 3 năm mới được thi liên thông như vậy quá lâu, các em quên nhiều kiến thức. Nên để quy định như cũ là tốt nghiệp loại Khá, Giỏi được thi luôn hoặc chỉ cần 1, 2 năm là được thi? Thông tư mới liên thông này mở cơ hội học tập cho mọi người như nhau không phân biệt Khá, Giỏi nữa. Kéo dài thời gian cũng để tránh việc gian lận. Như đã có tình trạng cả một khóa thi liên thông mà xác nhận chỉ từ 1, 2 đơn vị. Trung cấp, cao đẳng ra trường cần phải đi làm việc chứ không phải để đi học tiếp đại học, mục tiêu sai ngay từ đầu. Thậm chí khi Bộ lấy ý kiến góp ý dự thảo của nhiều trường về đào tạo liên thông, có trường đã đề nghị kéo dài thời gian cho thi lên đến 7 năm, vì một trường nghề đầu tư máy móc thiết bị học tập rất tốn kém, mà sinh viên học ra lại chỉ chăm chăm đi học liên thông thì còn đầu tư làm gì? Quyết định liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Bộ làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học. Bộ có thể tạm hoãn thời gian thực hiện thông tư mới này để làm thí điểm? Có thể năm đầu tiên thực hiện còn khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng cũng phải thực hiện. Bộ không khuyến khích mở rộng liên thông và phải có sự khống chế số lượng theo đó siết chắt hệ chính quy. Nếu các em không thích học liên thông thì có thể đi vào con đường vừa làm vừa học. Xin cảm ơn ông! Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thông tin và quy định mới nhất về tuyển sinh liên thông
|
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư mới quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ. Đáng chú ý, thông tư quy định chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Thông tư mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/2/2013
Nhiều người cho rằng thông tư quy định về đào tạo liên thông CĐ, ĐH được Bộ GD-ĐT vừa ban hành còn nhiều điều bất hợp lý; đổng thời nhiều SVHS lo việc này làm mất cơ hội học tập của họ.
Sau hơn 10 năm triển khai “thí điểm” rồi “đại trà”, hình thức đào tạo liên thông đã có những ưu - nhược nhất định, nhưng điều đáng quan tâm chính là đã bị một số trường “lợi dụng”. Để siết chặt quản lý ở mảng hoạt động này, Bộ GDĐT đã đưa ra những chủ trương mới, chính thức có hiệu lực từ 7.2.2013. Chủ trương này đã, đang gây nên làn sóng dư luận đa chiều…
Quy định mới về liên thông CĐ, ĐH của Bộ GD-ĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-2-2013. Theo các trường và người học, quy định mới buộc người muốn liên thông CĐ, ĐH phải thi chung đề trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, nếu không phải chờ ba năm sau ngày tốt nghiệp mới được dự thi theo đề do trường CĐ, ĐH ra là quá ngặt nghèo. Do vậy, nhiều trường ĐH, CĐ và cả người học đang vội vàng tổ chức và thi tuyển sinh liên thông để né quy định mới.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông báo kế hoạch thi tuyển sinh liên thông cao đẳng, đại học năm 2018 như sau: