Quy định về dạy thêm, học thêm: Từ nhiều góc nhìn“Có quá nhiều áp lực đối với nhà trường, giáo viên, học sinh dẫn đến việc thầy cô phải đi dạy, học trò phải đi học. Thay vào việc tìm cách hạn chế bằng giải pháp hành chính thì cần điều tra nguyên nhân và từng bước giải quyết. Nếu chỉ “chặt ngọn” thì chuyện dạy thêm sẽ giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, dẹp chỗ này học sinh lại tìm đến chỗ khác, giáo viên cúng sẽ tìm cách để lách luật. >> Quy định về dạy thêm, học thêm: Khó quản lý, Khó thực hiện Đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ siết chặt việc dạy thêm, học thêm. Bộ trưởng khẳng định, sẽ tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình dạy thêm học thêm ở một số địa phương và tiếp tục chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố có nổi cộm vấn đề dạy thêm, học thêm tăng cường quản lý nhà nước, có biện pháp quyết liệt. Sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Phải thừa nhận việc dạy thêm, học thêm đã tồn tại từ nhiều năm nay, trải suốt các bậc học. Nhiều phụ huynh cho biết, chỉ cần cô giáo phàn nàn là con mình “tư duy kém”, “chậm tiếp thu”… là phụ huynh không nỡ lòng nào bắt con ở nhà, mà tức tốc tìm lớp ngay cho con để bằng bạn bằng bè. Song cũng có không ít phụ huynh lo lắng và buộc phải cho con đi học thêm vì con mình học kém thật, hoặc mong muốn con mình học khá hơn ở một môn nào đó. Đó là những nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu chính đáng, nổi cộm hơn là cám cảnh mà nhiều gia đình có con đi học phải đối diện. Không ít phụ huynh đã rất “sốc” khi mới vào đầu năm học, giáo viên đã công khai giới thiệu lớp dạy thêm tại nhà và gợi ý các em nên đi học thêm để củng cố và nâng cao kiến thức. Để hợp thức hóa dạy học thêm nhiều nơi phát một lá đơn mẫu trong buổi họp phụ huynh, sau đó được đề nghị viết tay một bản khác dựa trên lá đơn mẫu cho “danh chính ngôn thuận”. Thậm chí, có những lớp còn được yêu cầu ký đơn xin học thêm tập thể, dưới sự “giám sát” của cô giáo chủ nhiệm. Thử hỏi đố phụ huynh nào không cho con đi học? Dạy ở nhà bị “soi”, một chiêu khác được tung ra là theo học ở các lớp bồi dưỡng, nâng cao được tổ chức tại Trung tâm. Hầu hết các trường THPT, THCS đều kiêm luôn hoạt động bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ, tin học cho học sinh trong và ngoài trường. Và giáo viên tham gia giảng dạy vẫn là giáo viên của trường. Trước bức xúc cả xã hội về biến tướng dạy, học thêm, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng phải thừa nhận “ Tình trạng dạy thêm, học thêm còn tồn tại, phổ biến ở nhiều nơi. Nguyên nhân do xã hội coi trọng bằng cấp và lo lắng của cha mẹ học sinh đã gây áp lực lên việc học hành của con cái. Bên cạnh đó do nhiều giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi trong việc dạy thêm, học thêm”. Quản lý kiểu hành chính
Để giải quyết vấn nạn, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, quy định, cũng như cùng phối hợp với các địa phương thanh tra quản lý việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, bản thân ông Luận cũng thừa nhận việc quản lý dạy thêm, học thêm ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về về dạy thêm, học thêm chưa thường xuyên, hiệu quả; các vi phạm về dạy thêm, học thêm tràn lan chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đơn cử cho kiểu quản lý hành chính là gần đây, một loạt địa phương tiến hành “ụp” đến lớp của các thầy, cô giáo, để kiểm tra. Và rất nực cười khi mọi việc được thực hiện rườm ra, thiếu khoa học, thậm chí là phản cảm. Không ít thầy, cô giáo đã bức xúc phản ánh cảnh úp bắt, kiểm tra lớp học như đi bắt tội phạm. Nhiều thầy cô, còn bị làm “bẽ mặt” khi phải thực hiện ký vào biên bản thanh tra trước ánh mắt thơ dại của học trò. Thử hỏi, cách làm như vậy có thật sự là một hành động thiếu tôn trọng đến hình ảnh của các nhà giáo đáng kính?. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các quy định mới về quản lý dạy, học thêm. Chẳng hạn, theo thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, không được dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, không được dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Nên hiểu đúng bản chất
Hầu hết giáo viên, phụ huynh đều cho rằng sẽ không giải quyết được những bất cập trong dạy thêm, học thêm khi gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết.
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Sáng ngày 10/7, Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 6 vào Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa sớm hơn kế hoạch dự kiến 1 ngày.
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 6 năm học 2024 - 2025. Theo đó, điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là 25 điểm, trung bình hơn 8 điểm/môn.
Dưới đây là đề thi đánh giá năng lực vào lớp 6 năm học 2024 - 2025 môn Tiếng Anh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mời các bạn tham khảo.
Dưới đây là chi tiết đề thi kiểm tra đánh giá năng lực môn Tiếng Việt tuyển sinh lớp 6 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội) năm học 2024 - 2025.