Sau Tết nguyên đán, giá nhà trọ sinh viên tăng \'nóng\'Sau Tết nguyên đán, các chủ nhà trọ đồng loạt tăng giá khiến những sinh viên đồng cảnh ở trọ đều phải \'méo mặt\'. Thời điểm sau Tết, nhiều chủ trọ gần các trường ĐH, CĐ tại TP Hà Nội lại đẩy giá phòng tăng từ 100 - 200 nghìn đồng so với thời điểm trước Tết. Nguyễn Thị Ngân (ĐH Công nghiệp Hà Nội) cho biết chỗ ở lâu nay của mình thiếu an toàn và ẩm thấp nên đã trả phòng trước khi về quê để tìm phòng trọ khác phù hợp với yêu cầu bản thân hơn. Ngân chia sẻ: “Nhìn các bảng treo “Cho thuê phòng trọ” nhan nhản tại các ngõ đường, cổng xóm, mình chủ quan với suy nghĩ phòng trọ nhiều thế này, lo gì việc không tìm được phòng. Chính vì thế mà Ngân đã có kế hoạch ăn Tết xong mới bắt đầu tìm phòng để tiết kiệm được gần 3 tuần không ở. Bởi vậy mà Ngân đã ra sớm so với thời gian học một tuần nhưng bắt tay vào việc đi thuê phòng, mình mới tá hỏa khi giá cả tăng vụt. Trước Tết là 800 nghìn đồng mà bây giờ đã tăng lên đến 900 nghìn, thậm chí là 1 triệu đồng”. Sau mỗi dịp nghỉ Tết, giá nhà trọ SV lại bị đẩy lên ít nhiều. Giá phòng sau Tết tăng cao gây không ít khó khăn trong sinh hoạt và học tập cho các sinh viên. “Vừa mới trở lại đi học sau Tết hôm trước, hôm sau chủ trọ đã thông báo tăng giá phòng lên 200.000 đồng. Phòng ở 2 người, mỗi người góp 500.000 đồng, chưa kể điện nước… nên mỗi tháng còn khoảng 1.000.000 đồng cho tiền ăn và các khoản khác, thật là khó khăn”, Trịnh Văn Thái (ĐH Kinh doanh và công nghệ) cho hay. Bên cạnh đó, chủ nhà trọ của Thái lại còn tăng thêm tiền điện, nước nên bạn đã trả phòng và cùng bạn mình đi tìm phòng trọ khác. Nhưng trước Tết tìm phòng dễ bao nhiêu thì đầu năm, các bạn lại “chật vật” bấy nhiêu. Nhiều nơi còn bắt Thái đóng 3 tháng liên tục trong một lần nên bạn cảm thấy rất mệt mỏi và nản lòng. Thái chia sẻ: “ Không đóng thì chủ trọ không cho thuê, trong khi phòng trọ lại khan hiếm. Gia đình làm nông, đầu năm cầm số tiền 3 triệu đồng đóng phòng trọ mà thương bố mẹ lắm”. Những biển treo "có phòng cho thuê" nhan nhản nhưng tìm được phòng ưng ý không dễ chút nào. Nguyễn Thị Thu (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết cứ sau dịp Tết thì giá phòng lại “ào ào” lên giá. Như thời điểm này năm ngoái, phòng Thu ở mới có 1.000.000 đồng/tháng, đến hè chủ trọ tăng 1.100.000 đồng/tháng, bây giờ ăn Tết xong tăng thêm 100.000 đồng. Thu bày tỏ: “Mình ở chung với một bạn nữ cùng quê nữa nhưng giá phòng cứ tăng liên tục thế này không biết có đủ tiền trang trải học tập không. Nên Thu đã thử đi tìm phòng khác nếu rẻ và phù hợp hơn sẽ chuyển đi. Nhưng hai đứa mất cả 3 ngày trời đi hết các ngõ ngách xung quanh khu mình học vẫn không có nổi phòng trọ ưng ý mà giá cả phù hợp. Hỏi những người thuê các nơi đó, mới biết giá phòng đều tăng sau Tết nên Thu đành quyết định ở lại xóm trọ cũ”. Hoàng Dung (DT)
|
Khi tân sinh viên đổ về thành phố nhập học cũng là lúc các chủ nhà trọ có cớ tăng giá tiền phòng. Không chỉ những sinh viên năm nhất mới gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở mà ngay các đàn anh, đàn chị cũng phải điêu đứng trước “cơn bão” tăng giá quá mạnh.
Với khoản tiền trợ cấp từ gia đình, SV phải dành rất nhiều cho các khoản tiền chi tiêu cố định hàng tháng mà nhiều chỉ biết lắc đầu khi “SV nghèo nhưng chi tiêu hơn đại gia vì… chẳng đại gia nào phải trả tiền điện, tiền nước cao ngất ngưởng đến thế”.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.