Sẽ không còn Cao đẳng Sư phạm từ năm 2030

Bộ GD dự kiến từ năm 2025 - 2030 các trường cao đẳng trên cả nước sẽ không còn đào tạo sư phạm (đào tạo giáo viên).

"Từ nay đến năm 2030, các trường cao đẳng sư phạm sẽ không còn đào tạo giáo viên, được sáp nhập vào cơ sở giáo dục khác, theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo"

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa ra thông tin trên tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, ngày 13/9.

Theo đó, đến năm 2030, các trường cao đẳng sư phạm nói riêng và cao đẳng đa ngành nói chung không còn đào tạo giáo viên. Dự kiến, nhóm này sẽ được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm hoặc trường có khoa sư phạm, khoa học cơ bản. Một hướng khác là sáp nhập vào đại học, cơ sở giáo dục ở địa phương.

Cả nước hiện có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, gồm 65 trường đại học, 20 trường cao đẳng sư phạm và 18 trường cao đẳng đa ngành.

Bộ đánh giá hệ thống các trường sư phạm chưa phân bố đồng đều, chỉ tập trung một số trường lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội. Vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Trường cao đẳng hiện chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non, trong khi trước kia gồm cả giáo viên tiểu học và THCS. Lý do là Luật Giáo dục năm 2019 yêu cầu trình độ giáo viên ở hai bậc này phải từ đại học trở lên.

Bộ dự tính sau khi quy hoạch, cả nước còn khoảng 50 trường đào tạo giáo viên. Trong đó, 11 trường giữ vai trò hạt nhân, chiếm khoảng 50% tổng quy mô đào tạo sư phạm toàn quốc.

Những trường này là: Sư phạm Hà Nội, Sư phạm 2, Sư phạm TP HCM, trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng), trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ.

Xét toàn hệ thống giáo dục đại học, ông Dũng cho biết đến năm 2030, cả nước có khoảng 240-248 trường đại học, tỷ lệ sinh viên đại học đạt 260 người trên một vạn dân.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học có tác động lớn, toàn diện, định hướng cho sự phát triển trong tương lai. Quan điểm của Bộ là không phân biệt công, tư nhưng hệ thống trường công vẫn đóng vai trò chủ đạo, tập trung đầu tư vào các trường khối công nghệ, kỹ thuật.

Theo ông, phân bố các trường, lĩnh vực đào tạo cần gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động.

Hiện, cả nước có khoảng 650 cơ sở giáo dục đại học (gồm 244 đại học, trường đại học, còn lại là cao đẳng) với 2,1 triệu sinh viên.

Theo Báo Vnexpress

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.

  • Thêm 1 trường ĐH lớn công bố phương án tuyển sinh 2025

    Thông tin tuyển sinh năm 2025 của 1 trường Đại học lớn đã được công bố đến các thí sinh. Xem chi tiết thông tin phía dưới.

  • Những trường hợp được miễn thi tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT 2025

    Những thí sinh nào sẽ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Người tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực, Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế, người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng cần có những điều kiện sau:

  • Thời gian làm bài thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi ĐGNL trong thời gian bao lâu? Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội bao nhiêu phút? Thời gian làm bài thi ĐGNL ĐHQG HCM, ĐGTD Bách khoa, ĐGNL Công an, ĐGNL Sư phạm? Thời gian từng phần thi trong bài thi Đánh giá năng lực được quy định như thế nào?