Sinh viên KTX Bách Khoa: Một ngày mất gần 70 triệu đồng

Trộm ở ký túc xá là bình thường\r\nHiện tượng mất trộm ở các khu vực ký túc xá (KTX) tại các trường đại học trên địa bàn không còn là chuyện lạ đối với sinh viên. Những vật dụng “bốc hơi” thường rất có giá trị như máy tính xách tay, điện thoại, tiền, máy nghe nhạc... cá biệt ở một số KTX đến đồ cá nhân như quần áo, dày, dép… cũng “không cánh mà bay”.

Vẫn chưa hết bàng hoàng, H (SV Khoa Ngoại ngữ, ĐH Bách Khoa) – là một trong những nạn nhân bị mất laptop tại phòng B6 vào tối 2/10 kể lại: “Hôm đó, lúc 19h45 phút cả phòng ra ngoài tổ chức sinh nhật, trước khi đi đã kiểm tra khóa hòm, khóa cửa rất cẩn thận. Đến 22h chúng em về thấy cửa phòng mở, đồ đạc cá nhân trong phòng lộn xộn, nắp hòm bị mở tung. Mấy đứa hốt hoảng khi phát hiện 6 chiếc laptop, 1 chiếc điện thoại, máy nghe nhạc và số tiền 260 nghìn đồng đã không còn. Mấy đứa cuống cuồng hỏi han xung quanh nhưng không ai nhìn thấy tên trộm hoặc người khả nghi trong tối hôm đó”.
 
Ngay sau đó, phòng H liên hệ ngay với Ban Quản lý KTX và Công an phường Bách Khoa để khai báo.
N.H (B6) - vừa bị mất điện thoại và laptop nói: “KTX rất đông người qua lại, nhất là trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ tối (thời điểm xảy ra mất trộm), với lại phòng của em ở ngay cầu thang, không hiểu tại sao trộm vẫn lẻn vào và lấy đồ rất chuyên nghiệp”.
Từ hôm mất, H không dám gọi điện nói với bố mẹ vì sợ bố mẹ lo lắng. H cũng tâm sự, gia đình không có điều kiện, dành dụm mãi mới đủ tiền dồn cho con mua cái laptop để tiện học tiếng Anh. 
“Bọn em xác định là mất rồi, sẽ rất khó để công an tìm lại được nhưng vẫn hy vọng, ít nhất thì cũng tìm ra được kẻ ăp cắp. Ở đây trộm cắp xảy ra thường xuyên, lẻ tẻ thì 1 – 2 cái, từ đầu năm học đến giờ mới được 7 tuần thôi mà gần 20 laptop bị lấy cắp, đã tìm lại được đâu”, H ngậm ngùi nói.
Nhiều bạn có thâm niên ở KTX nói rằng, mất đồ là chuyện bình thường. “Mình ở KTX gần 5 năm chưa thấy vụ nào được giải quyết cả. Năm nào cũng thấy sinh viên các phòng kêu mất trộm. Cứ hở ra cái gì là mất, chẳng bắt đền được ai cả. Cách tốt nhất là mọi người cẩn thận chú ý giữ đồ cá nhân thôi”, Tùng (KTX B9) nói thêm.
Cách đó không lâu, phòng 107 B13 cũng náo loạn vì mất 5 chiếc máy tính xách tay chỉ trong buổi sáng. Buổi sáng cả phòng khóa cửa đi học, đến trưa về mới biết bị trộm “viếng thăm”. Đến hôm sau, tên trộm còn táo tợn quay lại phòng một lần nữa lấy hết điện thoại và ví tiền, khiến cho cả phòng điêu đứng.
Những vụ mất trộm “có một không hai”
Không những mất đồ giá trị, sinh viên KTX Bách khoa còn quá quen với việc mất quần, áo, giày dép chỉ trong tích tắc lơ là.
Bạn Tuấn (B8, KTX Bách Khoa) kể lại, nhiều lần phơi quần áo trên dây phơi chỉ trong một đêm là chẳng thấy đâu, thậm chí là quần áo đang ngâm cũng bị “cuỗm” nhanh gọn. Chưa kể trường hợp, khi cả phòng ngủ trưa, có bạn đi ra ngoài không khóa cửa mà chỉ trong vòng ít phút đã có chiếc điện thoại biến mất không dấu vết.
Chiêu thức đột nhập của trộm ký túc xá rất tinh vi. Theo H kể, có trường hợp sáng sớm mở cửa mua đồ ăn sáng hoặc buổi trưa trong khi cả phòng đang ngủ, trộm vẫn tranh thủ lẻn vào “cuỗm” được máy điện thoại, laptop…

KTX Bách khoa: Mới có 7 tuần đầu năm học, sinh viên đã bị trộm lấy gần 20 chiếc laptop (ảnh minh họa).
Thậm chí, có bạn mất chiếc khăn tắm mới mua được 2 hôm; chiếc quần đùi, xà phòng, xô chậu…cũng biến mất hút. Những tên trộm rình rập, tìm mọi sơ hở, tranh thủ những khoảng thời gian KTX ít người qua lại, nắm bắt giờ giấc sinh hoạt của cả phòng để cạy khóa trộm đồ một cách dễ dàng.
Nhiều sinh viên, nhất là các bạn nữ lo lắng, hoang mang về tình trạng mất trộm liên miên, tinh vi trong ký túc xá đại học. Nhiều bạn còn nói đùa đêm không dám ngủ, cả phòng chia nhau thức trông coi đồ đạc. Và không dám đi đâu xa nếu không có người ở phòng hoặc mang đồ đạc giá trị khi lên lớp học.
Mặc dù ĐH Bách Khoa có ban quản lý KTX và đội Thanh niên xung kích nhưng vẫn không thể đảm bảo an ninh cho hàng trăm sinh viên sống trong KTX. Trường hợp mất cắp vẫn xảy ra thường xuyên và ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. “Chỉ có thiệt sinh viên như bọn em thôi, chẳng biết kêu ai!”, H tâm sự.

Sinh viên bị mất một chiếc laptop gần 20 triệu đồng không phải là nhỏ. Hiện tượng trộm đồ ở KTX Bách khoa ngày càng phổ biến và quy mô hơn. Thiết nghĩ, ban quản lý ký túc xá Bách khoa cần phải có biện pháp kiểm soát để tình trạng trộm cắp được ngăn chặn.

SV Hoàng Văn Tuấn (SV năm 4, ĐH Bách khoa) đưa ra giải pháp nhỏ: “Việc lắp đặt camara ở trước cổng sẽ rất tốn chi phí, nhưng đó là việc nhà trường nên làm. Có vài trường yêu cầu sinh viên ra vào KTX phải đeo thẻ, nhưng e rằng nếu áp dụng với sinh viên BK rất khó khăn, khó kiểm soát vì lượng sinh viên ra vào ký túc xá là rất lớn. Theo mình, điều quan trọng là xử lý nghiêm khắc với những trường hợp phạm tội để đủ sức răn đe”.

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!