Sinh viên làm thêm từ \"ký túc xá\"

Cơn sốt đi làm thêm đang lan rộng trong môi trường sinh viên. Trong ký túc xá những kiểu làm thêm có “một không hai” như giặt đồ thuê, bán hàng thêm… của các bạn sinh viên.

"Kiếm tiền tại gia"...

Mùa đông cũng như mùa hè, sinh viên ở khu vực nhà B13 KTX ĐH Bách khoa đã quen thuộc với hình ảnh bạn Nguyễn Thị Thúy Hường cứ tầm mỗi chiều là lại xách hàng túi đồ quần áo về phòng.

Khi được hỏi, Hường mỉm cười, nói: "Mình là con một nên bố mẹ cũng chiều, sắm khá đầy đủ các vật dụng trong phòng từ máy giặt đến bình nóng lạnh... Máy giặt nếu để chỉ mỗi phòng mình thì cũng hơi lãng phí thế nên ban đầu, tớ cho mấy phòng bên cạnh giặt hộ vào lúc trời mưa. Sau đó, nhiều lần thành quen, các bạn cũng trả tiền điện và sau đó thì thành dịch vụ như bây giờ".

Hường không tính tiền "dịch vụ" theo khối lượng đồ mà việc tính tiền ở đây được tính bằng số giờ đồng hồ của mỗi lần giặt, giá tiền cũng rất sinh viên.

"Mình thấy giá tiền cũng rất mềm, hợp với túi tiền của sinh viên bọn mình. Vì thế, tụi mình cũng thường xuyên đưa quần áo, chăn màn loại nhẹ qua đây giặt. Giặt máy giặt vừa mau khô mà lại không tốn sức lắm", Lâm, SV năm 3 ĐH Bách khoa chia sẻ.

Hường cho biết: " Mình cũng thoải mái nên cũng khá đông bạn mang quần áo đến giặt. Vừa đỡ tiền điện cho cả phòng, vừa kiếm thêm thu nhập chi tiêu cho những sinh hoạt cá nhân".

Cô nàng cũng bật mí thêm: "Mỗi tháng trung bình tớ thu nhập được khoảng 1,5 triệu, mùa đông thì khá hơn, khoảng 2 triệu mỗi tháng".

 
Bên cạnh việc học, nhiều SV trong KTX còn tranh thủ kinh doanh, kiếm thêm thu nhập. (ảnh minh họa, nguồn internet).

Hàng rong KTX "tự cung tự cấp"...

Sinh viên ở một số KTX thì lại quen thuộc với hình ảnh người đi bán xôi, bán bánh vào ban đêm mà không tiếng rao. Dường như người bán hàng hiểu từng phòng trong các dãy ở KTX muốn mua bánh hay xôi gì vào mỗi đêm. Và người mua cũng hiểu tầm vào thời gian nào thì người bán sẽ tới.

Không ai khác, đó là những sinh viên trong KTX đi bán xôi, bán bánh vào đêm khuya cho các bạn khác muốn ăn đêm. "Lúc đầu thì bọn mình cũng ngại, cũng không dám vào những dãy cùng khóa học với mình để bán.

Nhưng bây giờ thì quen rồi, các bạn cũng hiểu được và nhiều hôm hàng ế, các bạn còn xúm vào mua chống ế cho tụi mình", Minh Huyền, sinh viên năm 3 HVCS tâm sự.

Huyền kể, ban đầu thì các bạn chưa thạo thành trong việc ước lượng số lượng xôi và bánh để bán nên cũng thường xuyên bị ế. Hôm nào ế là cả phòng không phải ra căng tin ăn cơm.

Nhưng sau đó, dần dần thì cũng quen nên đa số hôm nào cũng bán vừa hết. Nhờ sự chịu khó đi bán xôi và bán bánh vào ban đêm mà Huyền cũng đủ thu nhập để trang trải cho những sinh hoạt cá nhân của mình mà không cần sự viện trợ của gia đình.

Còn anh chàng Nguyễn Quốc Tuấn (HVCS) thì chia sẻ: "Mình cũng hay đi bưng bình nước lọc từ căng tin lên các phòng ở tầng cao cho các bạn. Mỗi lần bưng nước như thế, mặc dù số tiền không đáng là bao nhưng nếu chịu khó, đi bưng nhiều thì thu nhập cũng khá".

Nhìn những giọt mồ hơi rơi trên nét mặt tươi vui của Tuấn mà sao thấy "mùa đông không lạnh", ấm áp đến thế. Tự hào khi cầm trên tay những đồng tiền mồ hôi của mình làm được từ công việc chân chính, chi tiêu những đồng tiền ấy vào học hành cũng như sinh hoạt, đỡ gánh nặng cho mẹ cha...

Kết...

Làm thêm nhưng không cần phải bươn chải xa xôi, ngay trong KTX các bạn sinh viên đã tự kiếm thêm thu nhập, trang trải thêm chi phí học hành, sinh hoạt, đỡ tiền cho cha mẹ. Tuy nhiên, làm thêm nhưng không để công việc đó chi phối thời gian của bạn, hãy có một kế hoạch cụ thể cho thời gian học và làm phù hợp.

Thu Thủy (Theo Dantri)

  • Sinh viên \"rộn ràng\" làm thêm mùa giáng sinh

    Mới 8 giờ, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh - Sinh viên (SV) TPHCM đã nhộn nhịp với hàng chục bạn trẻ đến tìm thông tin việc làm thời vụ mùa Noel. Đây là tháng cao điểm mua sắm nên hầu như các doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại đều rao tuyển SV vào làm công việc thời vụ.

  • Sinh viên cần cẩn trọng với \"bẫy\"việc làm thêm mùa tết 2013

    Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên rất lớn, ai cũng muốn tranh thủ kiếm thêm chút tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt và chi tiêu trong dịp tết.

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.