Nhiều người sau khi “mục sở thị” những mốt chơi “hot” và “độc” của sinh viên phố núi, dù đang sống ở những thành phố lớn, cũng phải ngao ngán.
Trong những năm gần đây các mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu... luôn ổn định nên những gia đình ở Tây Nguyên cũng trở nên khá giả, nhà cửa khang trang hơn. Nhiều gia đình sắm xe tay ga hạng sang cho con đi học và kèm theo đó là tiền chu cấp hàng tháng nhiều hơn.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng của nhiều sinh viên tại khu vực thuộc trường Đại học Tây Nguyên. Không còn cảnh thua kém sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, sinh viên nơi đây đã khoác lên mình bộ áo choàng mới với những thú chơi tiêu khiển “độc” mà ngay cả sinh viên các thành phố lớn cũng phải nể.
Nhiều người sau khi “mục sở thị” những mốt chơi “hot” và “độc” của sinh viên phố núi, dù đang sống ở những thành phố lớn, cũng phải ngao ngán. Buổi tối trong khuôn viên Đại học Tây Nguyên tĩnh mịch và mát mẻ, từng sinh viên thong dong bước ra về sau buổi học thêm ngoại ngữ, lúc này đồng hồ đã chỉ gần 9h.
Chuông điện thoại của cậu thanh niên bỗng dưng vang lên. Từ phía đầu dây bên kia nói to: “Đi bay không mày? Bay đêm giải khuây ấy mà”. Rồi cậu bạn kia nói địa điểm hẹn trong một con hẻm nhỏ của phố Buôn Ma Thuột. Vừa tới đầu ngõ, tiếng xe tay ga gào rú trong hẻm nhỏ làm loạn cả vùng trời. Nhóm sinh viên nọ “bay đêm” đã đậu bến “trường bay”.
|
Thế này mới là "xõa". |
Vẫn còn choáng bởi dàn tay ga mát mắt của cô cậu sinh viên, ngay lập tức một tiếng nói vang vọng khiến cả hội sung sướng: “Nhanh lên không hết phòng”. Cả hội lao vào phòng “VIP sinh viên” như con thiêu thân.
Mọi cung bậc cảm xúc của cuộc chơi được đi theo nhịp độ từ thấp tới cao. Chưa đủ “sướng”, hội “thiếu gia” chuyển sang nhịp độ “sốc” vốn là sự ưa thích bấy lâu của các cô cậu ấm sinh viên. Ngay lập tức nhân viên phòng dọn dẹp mang thêm bia rượu. Lúc này cuộc chơi mới bắt đầu.
Trong căn phòng nhỏ, tiếng nhạc đập mạnh lúc trầm lúc bổng, ánh đèn mờ lấp lánh... từng chai bia được khui ra, trải dài khắp mặt bàn. Tiếng nhạc mỗi lúc một mạnh lên, đám sinh viên dần ngất ngây với những cảm giác mạnh nên cứ lắc léo đu đưa theo điệu nhạc không ngừng. Ai đó hứng thú với màn thác loạn gầm rú cả căn phòng. Những âm thanh hỗn độn của tiếng nhạc cực “hot” và tiếng la ó cứ triền miên đến chóng cả mặt.
Thấy cậu sinh viên mới tới ngồi trong góc phòng, một nam sinh tiến lại, mình uốn éo nắm tay kéo vào tham gia cuộc vui. ‘Thiếu gia” ấy ra điều khuyên bảo: “Đời sống được mấy hồi, trẻ không chơi già nuối tiếc, chơi hết mình đi anh rồi ngày mai tính tiếp”.
Cuộc vui còn chưa hết những kịch bản “hot”, tiếp đến là rượu “ông tây ngất ngây” mà nhóm hay gọi được chuyển lên “sàn bay”. Ai nấy đều “máu” với màn thoát mình trần, nhảy điên loạn trong không gian đặc rượu và nhạc. Cả nam và nữ thiếu gia mình uốn éo đầy khiêu gợi và những “đụng chạm” thể xác liên tục khiến cảnh thác loạn càng mạnh càng nóng hơn. Cuộc vui chỉ dừng lại khi đồng hồ điểm sang 2h sáng. Tất cả sinh viên thở hồng hộc, sặc mùi men, lảo đảo rời khỏi căn phòng.
|
Cá độ - bù lại tiền ăn chơi. |
Vào những ngày cuối tuần, nhiều quán cà phê bên cạnh các trường ĐH trên địa bàn Tây Nguyên xôm tụ số lượng đông những con bạc sinh viên ăn ngủ cùng trái bóng. Họ đến với bóng đá không phải niềm đam mê mà vì cá độ. Bước vào đầu năm học, nhiều con bạc sinh viên thay vì cầm tiền đi học thì họ lại đem nướng vào cá độ bóng đá và rồi trượt dài trong cuộc đời mình khi còn là sinh viên của nhiều trường đại học.
Dễ nhận thấy với những sinh viên ham bắt độ, họ thường đi lại ở các quán cà phê tìm kèo trên các mặt báo; rồi nghỉ học kéo dài, mãi khi đi học thì ngủ gật trước lớp. Hết tiền thì chạy khắp nơi, vay mượn bạn bè hay đến các tiệm cầm đồ cầm cố vật dụng rồi tiếp tục lao thân vào trò vô bổ.
Đêm cá độ ngày ngủ bù, thua trận cũng chẳng còn tâm trạng gì để nghĩ đến trường học, bạn bè, thầy cô… nên tranh thủ “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” ngay tại quán quán cà phê. Một sinh viên trường ĐH Tây Nguyên cho biết: “Nhiều bạn nam sinh viên thường xuyên qua lại xóm trọ, lúc đầu em nghĩ các bạn đến phòng bạn gái chơi nhưng họ đi lại suốt ngày đêm tại nơi đây, sau này mới biết những nam sinh qua đây là chơi bắt độ”.
Theo Đất Việt
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!