Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp.
Tỷ lệ sinh viên ra trường nhưng không tìm được việc làm ngày càng tăng. Theo khảo sát có khoảng 26,2% cử nhân đại học ra trường nhưng không có việc làm. Bên cạnh đó, 70,8% cử nhân ra trường lại làm những công việc trái ngành nghề được đào tạo, chỉ có khoảng 19% cử nhân làm đúng ngành nghề được đào tạo. Điều đó cho thấy việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục đại học hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý.
Sinh viên ngày nay đang thiếu đi nhiều kỹ năng và có lối sống nhanh, thực dụng. Cả nước có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp. Qua khảo sát tại những hội chợ việc làm một vài năm gần đây, các đơn vị tuyển dụng cũng chỉ chọn cho mình 5-10 sinh viên trong khoảng 1.000 sinh viên ứng tuyển. Có thể lý giải rằng số lượng sinh viên ra trường mỗi năm quá nhiều.
Theo thống kê hiện nay có đến hơn 500 trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra còn rất nhiều những trường ngoài quốc lập, dân lập, tư thục chưa thực sự có chất lượng. Tại những trường tư thục, theo đánh giá của nhiều cán bộ nghiên cứu về giáo dục thì chỉ có khỏang 1-2 sinh viên đạt chất lượng đại học trong 10 sinh viên. Có nhiều trường đại học không có thí sinh tham gia dự thi, nên đã chọn phương án tuyển sinh ồ ạt khiến chất lượng đào tạo rất kém. Điều tiếp theo do thực tế thị trường lao động ở nước ta khá khó khăn cộng với việc tỷ lệ người thất nghiệp nhiều dẫn đến những người có bằng cấp cũng gặp khó khăn theo. Ngay cả chính những sinh viên ra trường cũng thiếu đi sự chủ động, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng về chuyên môn. Hầu hết trong trường đại học hiện nay sinh viên không được rèn luyện, tu dưỡng đúng cách. Sinh viên ngày nay có phần ì trệ, thiếu sự phấn đấu và thiếu cả lý tưởng sống.
Theo như một nghiên cứu của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì hiện nay cũng chỉ có khoảng 20-30% sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác Đoàn, thanh niên, từ thiện… Nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không muốn đi công tác tại những tỉnh thành xa. Điều đó dẫn đến thực trạng có hàng trăm, hàng nghìn cử nhân nhưng nhiều cử nhân lại làm những công việc lao động giản đơn, lao động trái ngành nghề mình đã học… Trong khi ở các tỉnh khác thì lại thiếu trầm trọng những lao động trí óc… Thêm một thực trạng đáng buồn nữa khi nhiều người lao động lại không thỏa mãn với những công việc mình đã làm, dường như tất cả chỉ muốn thay đổi, và tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và Nghề nghiệp, Viện Giáo dục Việt Nam thì giáo dục đại học ở nước ta phát triển quá nhanh. Chưa đầy 20 năm, nước ta đã có đến 400 trường đại học. Số lượng bùng nổ, nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với số lượng. Bên cạnh đó việc phân bố ngành học và địa bàn đào tạo cũng bất hợp lý. Có đến quá nửa các trường đại học, cao đẳng tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, học sinh, sinh viên theo học những ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh lại, tài chính, ngân hàng… tăng đột biến. Còn các ngành khoa học khác thì lại thiếu số lượng theo học. TS Lê Đông Phương cũng cho rằng giảng viên trong các trường đại học hiện nay đã thiếu, nhưng về năng lực cũng không cao. Việc cần làm hiện nay là tháo gỡ từng nút thắt trong sự rối loạn của giáo dục.
Những biện pháp cần thiết cần được thực hiện để có thể tạo nên một xã hội học tập tốt hơn mà ở đó mọi thành phần trong xã hội đều có thể chủ động theo học. Tiến sĩ Lê Đông Phương cho rằng chúng ta nên học tập mô hình đào tạo rất phổ biến tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Australia… Có người học đại học tập trung, theo thời gian nhất định sẽ ra trường, nhưng cũng có người sẽ học rải rác từng bộ môn theo hình thức tín chỉ. Họ sẽ ra trường, đi làm, và họ cảm thấy cần thêm kiến thức gì, họ sẽ tiếp tục học tiếp.
Cần bước chuyển biến của nền giáo dục
Vấn đề định hướng cho sinh viên ngày nay cũng là một việc làm quan trọng. Không có định hướng rõ ràng và đúng đắn, nhiều sinh viên có thể sẽ bị lạc hướng. Từ đó số sinh viên đó sẽ không cố gắng, phấn đấu cho lĩnh vực mình đang theo đuổi. Nhưng trên thực tế, định hướng nghề nghiệp hiện nay lại theo xu thế của thời đại, không ai thích học những ngành nghề nông nghiệp, họ đổ xô vào kinh tế hay quản trị kinh doanh. Họ cũng chẳng chú tâm vào những ngành nghề sản xuất. Tiến sĩ Lê Đông Phương cho biết trước mỗi mùa tuyển sinh, nhiều thí sinh luôn gặp phải áp lực với những lựa chọn về ngành học. Vấn đề ở đây chính là sự áp đặt của những thế hệ đi trước với con em mình. Bố mẹ luôn mong những điều tốt đẹp cho con em mình nhưng chỉ có bản thân mới thực sự biết mình muốn gì và cần gì. Chính tư duy “cha mẹ chỉ đâu con đánh đó” đã khiến một bộ phận thanh niên đi lệch hướng. Họ có thể tỏa sáng hay ít ra cũng có thể trở thành một người giỏi, có năng lực và đóng góp nhiều điều có ích cho xã hội nếu được làm đúng ngành nghề và phát huy được năng lực. Chính thế hệ trẻ sẽ phải tự tìm lối đi mà mình mong muốn.
Câu chuyện cải cách giáo dục, đặc biệt là ở bậc giáo dục đại học, đang là một vấn đề lớn, đòi hỏi có cả một lộ trình. Song đối với mỗi sinh viên cũng cần chủ động hơn thay vì ngồi than vãn thì họ cần nạp thêm cho mình những kiến thức để có ích cho bản thân và công việc. Có như vậy, khi cơ hội đến chúng ta sẽ không bỏ lỡ. Ngoài ra, các cử nhân mới ra trường nên thử sức ở những môi trường khắc nghiệt, đó sẽ là cơ hội để họ được học hỏi, bổ sung kinh nghiệm và kiến thức cho mình. Sai lầm của những người trẻ thường là để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Mỗi công việc sẽ đem đến những hiểu biết, kỹ năng chuyên môn nhất định. Đó cũng chính là thông điệp của nhiều nhà tuyển dụng muốn gửi đến những người trẻ tuổi trong công cuộc thực hiện ước mơ, tự khẳng định và thay đổi cuộc đời của mình.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!