Sinh viên và 1001 chiêu tiết kiệm thời \"bão giá\"

Nếu cách đây 4-5 năm, với 5.000 -7.000 đồng, các bạn sinh viên đã có một suất cơm bụi ngon lành. Nhưng giờ, cũng từng đấy cơm, cũng từng đấy thức ăn… số tiền đã tăng gấp 4 lần.

“Mơ” về thời cơm hộp giá 5.000

Chỉ cần ghé qua cổng kí túc xá các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội sẽ thấy nhan nhản những biển trắng xanh “Cơm suất sinh viên 20.000-25.000 đồng”. 
1001 kiểu ém chi tiêu trong thời bão giá của sinh viên
Những bữa "cơm bụi" của sinh viên giờ cũng đã 25.000 đồng 
Suất cơm đó thực sự là xa xỉ nếu so với 3,4 năm trước đây. Bạn Vũ Khắc Khiêm (cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại, Hà Nội) chia sẻ: “Năm mình học năm nhất (2008), do phí ăn uống còn rẻ, ở ký túc xá, ăn suất cơm chỉ 5.000-6.000đồng. Suốt ngày ăn cơm bụi, thế nhưng mình vẫn còn dư dả tiền để mời các bạn gái ngồi lân lê quán nước”.

Theo Khiêm, đến khi học năm cuối, suất cơm của bạn từ ngày nào đã tăng lên gấp 3, 4 lần. “Đã nhiều khoản phải đóng, cơm suất tại tăng lên 20.000-25.000 đồng, mình cũng cắt dần những hoạt động bên ngoài” – Khiêm than thở.

Anh Nguyễn Minh Hòa (quê ở Hưng Yên) cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cũng nhớ lại: “Hồi đó, suất cơm 5.000 đã đầy đủ lắm. 500 đồng cơm, 4.500 đồng là thức ăn, thế là đủ no cả buổi. Còn bây giờ, cầm từng đấy tiền, chắc chỉ mua được mỗi một món rau mất”. 

Bây giờ đã đi làm, có thu nhập,  thỉnh thoảng anh Hòa cũng trở lại ký túc xá chơi và ăn cơm. “Suất cơm 20.000 mà không bằng suất 5.000 đồng ngày xưa, các bạn sinh viên bây giờ khổ quá” – Hòa chia sẻ.

Nhiều bạn sinh viên thuê trọ ở ngoài có thể chủ động được bữa ăn, nhưng những bạn ở ký túc xá thì hoàn toàn phụ thuộc vào cơm suất, cơm “bụi”…
1001 kiểu ém chi tiêu trong thời bão giá của sinh viên
 Nhiều sinh viên chọn cách tự nấu ăn cho rẻ
Bạn Hồ Ngọc Quý (sinh viên năm 2 trường Cao đẳng FPT) thành thật thổ lộ: “Nói thật, một suất cơm giá 20.000đ ở căng tin kí túc xá Thăng Long mà tớ thường ăn, giỏi lắm chỉ trụ được hết tiết 4 là cùng! Nếu đến trường mà không ăn thêm gì thì không học nổi mấy tiết cuối mất”

Không như phần lớn các bạn nam, các bạn nữ cũng dè dặt được chi tiêu hơn. Bạn Nguyễn Thị Cẩm Nguyệt (sinh viên năm 3, Đại học Văn hóa Hà Nội) tâm sự:

“Mình phải tự túc nấu nướng để “ém” chi tiêu sao cho cuối tháng không âm. Nói thực, bọn mình “thắt lưng buộc bụng” lắm mới đủ tiêu cho cả tháng. Nếu cứ ăn cơm suất 20.000-25.000đ thì giữa tháng là hết sạch”.

Có chung suy nghĩ trên, anh Hoàng Văn Tâm, đã ra trường được 1 năm cũng nhận xét: “Cơm bụi 20.000 bây giờ thì bằng suất cơm 10.000 hồi tôi còn học năm 2 (2009). Sinh viên giờ, không lo sao được!”

1001 kiểu “ém” chi tiêu trong thời bão giá

Thời kỳ giá cả leo thang, bão giá đánh vào người tiêu dùng chung, sinh viên lại nằm trong vùng tâm “bão” nên giá cả có muôn kiểu tăng thì sinh viên cũng trăm cách “phòng chống”.
1001 kiểu ém chi tiêu trong thời bão giá của sinh viên
 Các nhóm bạn thường góp tiền cùng mua thức ăn và rau
Để tiết kiệm, bạn Phạm Kiều Trang (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã dậy tsáng sớm, ra các chợ đầu mối để mua thực phẩm giá rẻ nhất: “Cơm đắt, tớ phải bỏ thói ngủ nướng để ra chợ Dịch Vọng sớm. Đấy là chợ đầu mối, giá rẻ gấp rưỡi đấy”.

Trong khi đó, bạn Ngô Thị Ngọc (sinh viên năm 3, Học viện Hành chính) lại có một cách rất hay: “Mua cơm bụi thường ít nên hay bị đói. Tớ nấu cơm rồi tạt qua quán cơm mua khoảng 10 nghìn thức ăn là có thể ấm bụng rồi”. 

Cách của Ngọc là cách mà nhiều bạn sinh viên, đặc biệt sinh viên nam, hiện tại đang áp dụng. Lê Văn Trì (sinh viên năm nhất, Đại học Kinh tế Công nghiệp) cũng là một fan ruột của giải pháp này, Trì chia sẻ: “Con trai lười hơn con gái trong khoản nấu nướng, thế nhưng lại ăn nhiều hơn con gái, tớ thấy cách nấu cơm rồi mua thức ăn này hay lắm, tiết kiệm được kha khá!”

Đấy là cách mà những người ở kí túc xá hay dùng, thế thì cách mà những người ở trọ hay dùng là gì? 

Gặp gỡ với bạn Nguyễn Thị Hà Giang, Đại học Luật Hà Nội, bạn khoe: “Tháng này tớ tiết kiệm được hẳn 300.000đ, có tiền để sắm mấy cái áo mùa thu rồi”. Hỏi ra mới biết, Giang cùng một nhóm bạn ở chung xóm trọ, góp gạo thổi cơm chung, mỗi tháng mỗi người ít cũng tiết kiệm được 200.000- 300.000 đồng.

Thật sự bất ngờ với các bạn sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là “ma mới” thế nhưng nhiều trò chẳng kém cạnh gì “ma cũ”. Bạn Nguyễn Thị Việt Anh cho hay: “Bọn tớ mấy người ở chung dãy, góp tiền đi chợ mua chung. Vì giờ thịt mua ít thì người ta không bán, mà nếu có bán thì cũng đắt hơn. Nếu mua chung về chia đôi ra thì tớ cũng tiết kiệm được 2.000- 3.000 đồng đấy”.

Giá cả tăng, sinh viên vì thế cũng lắm tuyệt chiêu hơn. Khi được hỏi, bạn Trần Duy Khánh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cười nói: “Dù giá cả đắt, chi tiêu cũng hạn chế nhưng bọn tớ thấy vẫn ổn. Vì sinh viên mà, khó khăn một ít để tôi luyện mình hơn, biết đâu ra trường lại cứng cáp hơn nhờ những lần như thế”.

Theo VTC

 

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!