Sửa lời Quốc ca các nghệ sĩ quyết liệt phản đối

Trước đề xuất sửa lời Quốc ca vì ca từ không còn phù hợp trong thời hiện tại như “đường vinh quang xây xác quân thù”, các nghệ sĩ gạo cội như nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối

Quốc ca Việt Nam được cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với tên gọi ban đầu Tiến quân ca và được Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chính thức chọn là Quốc ca vào năm 1946, sau khi mời ông sửa lại một vài chi tiết nhỏ so với nguyên gốc ban đầu.
 
Bài Quốc ca đã ra đời và tồn tại hơn 60 năm


Sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao (ảnh) đã đi vào tâm khảm người dân Việt Nam

Tại phiên thảo luận sửa Hiến pháp sáng 4/6/2013, có đại biểu đề xuất nên thay lời mới bài Quốc ca cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ý kiến này cho rằng nên sửa những câu chữ như: "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác.

Để có cái nhìn đa chiều trước đề xuất sửa lời Quốc ca, phóng viên Dân trí đã lấy ý kiến một số nghệ sĩ về vấn đề này:

Nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Quốc ca là biểu tượng lịch sử, không cần phải thay đổi”

Về câu hỏi có nên thay lời mới cho bài Quốc ca hay không, đứng ở góc độ một công dân, tôi thấy không cần thiết phải thay đổi.

Bài Quốc ca đó đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử. Trên thế giới có nhiều nước có bài Quốc ca từ vài trăm năm nhưng họ có thay đổi đâu, trừ nước Nga.
 
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Quốc ca là biểu tượng của lịch sử và không có chức năng phải phản ánh đời sống thực tại.

Nếu thay đổi lời mới cho bài Quốc ca sẽ vấp phải nhiều vấn đề rất phức tạp. Trước đây, tôi đã từng ngồi trong ban chấm duyệt các sáng tác về Quốc ca, tuy nhiên nhiều ca khúc với nội dung buồn cười, tình trạng nhốn nháo…

Và nếu quyết thay đổi lời Quốc ca thì phải xin phép tác giả. Tác giả có quyền giữ nguyên vẹn tên gọi, lời nhạc các tác phẩm của mình. Nếu muốn thay lời mới cho bài Quốc ca thì nhận được sự đồng ý của người thân cố nhạc sĩ Văn Cao.

NSƯTÁnh Tuyết: “Chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử”

Đã nói đến một bài Quốc ca là nói đến ca khúc nằm trong lịch sử dân tộc, lịch sử âm nhạc. Nếu thay đổi bài Quốc ca thì nên thay đổi ca khúc khác chứ không nên viết lời mới- chúng ta cần phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử dân tộc.
 
NSƯT Ánh Tyết

Nếu thay đổi lời ca khúc thì sẽ không còn tính lịch sử âm nhạc: âm nhạc ghi chép quá trình hình thành của đất nước từ thời tăm tối đến ánh sáng. Ca khúc này đã tồn tại hơn 60 năm. Đó là tiếng nói của cả một dân tộc, được sinh ra từ cả một quá trình sống.

Giữ nguyên bài Quốc ca hiện tại, lớp trẻ hôm nay và sau này sẽ tìm đọc để hiểu hoàn cảnh ra đời ca khúc từ bao giờ, thời điểm nào. Tôi nghĩ đến bài Quốc ca cũng bị thay lời thì tất cả những ca khúc khác thời điểm đó cũng phải thay lời? Tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng tác phẩm của họ.

Dù cho nội dung bài Quốc ca có một số ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” không còn phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước nhưng chúng ta không thể từ chối, vì ca khúc sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và có giai đoạn lịch sử đó mới có đất nước ngày hôm nay.

Nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: “Lời Quốc ca đã gắn liền với thời đại”

Tôi cũng đồng với quan điểm của nhạc sĩ Phó Đức Phương rằng, bài Quốc ca nhạc và lời là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử, lời ca đã gắn liền với thời đại rồi không thể dễ dàng thay đổi.
 
Nhạc sĩ - nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha

Dù có thể có những ca từ trong bài Quốc ca ở thời điểm này có thể không phù hợp nhưng nó được sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và thời đại đó đã sinh ra đất nước này.

Thực tế, trên thế giới có những bài Quốc ca với lời lẽ “kinh khủng” hơn nhiều như bài hát Quốc ca của Pháp, Bài ca Marseille nhưng họ vẫn giữ nguyên vẹn đấy thôi. 

Luật sư Phạm Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: "Nếu nhà nước muốn sửa đổi thì có thể làm được"
 
Theo điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, thì tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Nhưng trong những trường hợp vì lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia thì nhà nước có quyền  hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình (áp dụng theo điều 7.3 của Luật sở hữu trí tuệ”.
 
Theo tôi, liên quan đến việc sửa lời Quốc ca, nếu vì lợi ích của quốc gia thì nhà nước có thể sửa đổi. Tuy nhiên, nếu sửa đổi phải áp dụng vào thực tế, có nên sửa hay không và cách thức sửa như thế nào?

(DT)

 
  • Thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2013

    Khi nào có điểm thi tốt nghiêp THPT năm 2013 là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm ngay sau khi kết thúc ngày thi cuối cùng. Cùng Tuyensinh247 cập nhật thông tin về điểm thi sớm nhất tại đây nhé!

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.