Sức sống kỳ diệu và nghị lực phi thường của cô nữ sinh bị ung thư máuHoàng Thị Diệu Thuần nổi tiếng ngay từ thời còn là nữ sinh chuyên Nga của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh - Nghệ An). Không chỉ là một học sinh giỏi, Thuần còn có biệt tài chơi đàn guitar. Sức sống kỳ diệu của cô gái trẻ Với nhiều học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, hình ảnh cô nữ sinh phiêu bên cạnh cây đàn guitar không còn xa lạ. Bây giờ, Diệu Thuận còn nổi tiếng hơn ngày đó nhiều lần. Mọi người không chỉ biết em là cựu nữ sinh trường chuyên danh tiếng, cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng của Đại học Quốc gia mà họ nhớ đến cô bé với câu chuyện đẫm nước mắt. Thuần nổi tiếng trên khắp các diễn đàn, báo chí, truyền hình bởi nghị lực mà em đã dùng để chống chọi với những cơn đau từ bạo bệnh. Diệu Thuần trước khi bị cơn bạo bệnh hành hạ Hoàng Thị Diệu Thuần sinh năm 1987, tại xã Xuân Nghĩa (Quỳ Hợp - Nghệ An). Niềm vui được là sinh viên chưa bao lâu thì một ngày giữa tháng 9/2005, Thuần nhập viện. Căn bệnh "Bạch cầu kinh dòng tủy" (một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm liên quan đến máu) đã buộc em rời KTX trường Đại học Quốc gia Hà Nội để đến với Viện Huyết học và Truyền máu trung ương (HH&TMTW). Từ một cô gái năng động, yêu thơ văn, yêu cây đàn guitar, bốn năm đại học của Thuần là những ngày tháng gắn liền với giường bệnh, với những lần chọc tủy buốt nhói. Theo bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện HH&TMTW, tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh "Bạch cầu kinh dòng tủy" như Diệu Thuần rất ít. Đây là một trong những căn bệnh rất khó chữa trị và tốn kém. "Bệnh nhân khi mắc vào chứng bệnh này thì chỉ sống được từ 3-5 năm, thường thì 4 năm là tử vong. Có lẽ, đây là lần đầu tiên các bác sĩ ở Viện mới điều trị một bệnh nhân mắc bệnh "Bạch cầu kinh dòng tủy" mà sống đến bảy năm như Thuần. Điều đó cho thấy Thuần có một nghị lực và sức sống diệu kỳ để chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo đó", bác sĩ Khánh cho biết. Vượt qua "cửa tử" của căn bệnh hiểm nghèo là một kỳ tích của Diệu Thuần và cũng là niềm hạnh phúc của rất nhiều người. Sau bảy năm đối mặt với những cơn đau thắt lòng, tháng 7 vừa qua, Viện HH&TMTW đã tiến hành ghép tủy của anh trai vào cơ thể Diệu Thuần. Bác sĩ Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Tế bào gốc (Viện HH&TMTW) người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho Diệu Thuần chia sẻ, Diệu Thuần không chỉ là bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo này lâu nhất ở Việt Nam mà cô còn có những khó khăn khác ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của việc ghép tủy như tiền sử mắc bệnh viêm gan C, sức khỏe đang rất yếu. Mặt khác tủy của anh trai và tủy Diệu Thuận chỉ thích ứng được 5/6 tiêu chuẩn. "Với những yếu tố như vậy, nếu tiến hành phẫu thuật thì rất khó khăn và khả năng thành công không cao. Nhưng nếu không ghép thì sợ rằng cô bé khó vượt qua được. Có lẽ, thần may mắn đã đứng về phía Diệu Thuần. Sức sống kỳ diệu đã đưa cô bé vượt qua tất cả", bác sĩ Bình cho biết. Khát khao được đi làm để... trả nợ đời Đến thăm Thuần tại căn phòng nhỏ bé của khu tập thể Bưu Điện (đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi "ngỡ ngàng" vì Thuần khác xưa nhiều quá. Mái tóc phiêu bồng ngày nào của cô giờ đã không còn vì ảnh hưởng từ những lần truyền hóa chất. Căn phòng nhỏ nằm ở phía cuối tầng 5 của khu tập thể bị nắng cuối mùa rọi chiếu nóng bức nhưng Thuần vẫn phải cố chịu. Bởi cô phải kiêng gió để đảm bảo sức khỏe. Trò chuyện với Thuần, nhìn vóc dáng gầy gò khiến chúng tôi không khỏi xót xa, chạnh lòng. Nghị lực sống phi thường đã đưa cô gái thoát khỏi bàn tay tử thần Mặc dù mới từ viện về, sức khỏe còn yếu nhưng Thuần vẫn giữ được nét tươi vui trên khuôn mặt của mình. Thuần cho biết, cô xuất viện từ hôm thứ 6. Hiện tại Thuần về trọ ở phòng của anh họ, còn bố mẹ thì đang về quê để thu xếp việc gia đình. Một mình cô gái ở đây với sự đùm bọc, yêu thương của bạn bè. "Sau bao nhiêu năm lăn lộn cùng con, ở bên con để chống lại bệnh tật, mẹ em cũng đã quá mệt mỏi và gầy đi nhiều. Dịp này sức khỏe đã tốt hơn, em muốn mẹ về quê nghỉ ngơi một thời gian, trước khi em bước vào cuộc "chiến đấu" mới. Cuối tháng này em lại nhập viện để tiếp tục theo dõi và điều trị", Diệu Thuần tâm sự. Nhớ lại những ngày tháng "làm bạn" với giường bệnh, Diệu Thuần rùng mình với những cơn đau xé lòng và những cơn sốt hành hạ vào ban đêm. Thế nhưng, vượt qua những cơn đau, cô gái này vẫn cố gắng để lấy được tấm bằng đại học ngành Tài chính - Ngân hàng với tấm bằng loại khá. Đây là việc không phải sinh viên bình thường nào cũng làm được. Sau khi tốt nghiệp, dù vẫn bị căn bệnh quái ác hành hạ nhưng Thuần vẫn cố nén đau để đi tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên môn. Mỗi khi đi phỏng vấn, cô cũng không muốn giấu giếm bệnh tật của mình với nhà tuyển dụng. Và sau đó, Thuần lại cầm hồ sơ ra về. Diệu Thuần chia sẻ: "Cứ mỗi khi ai hỏi đã đi làm ở đâu chưa là tim em lại nhói đau. Bạn bè em giờ công việc cũng đã ổn định rồi nên em thấy chạnh lòng lắm. Em mong sẽ nhanh khỏi bệnh để có thể đi làm giúp bố mẹ, để "trả nợ" với đời. Em thấy mình nợ cuộc đời này nhiều lắm". Trước bốn ngày Thuần nhập viện và bước vào giai đoạn chữa trị “một mất một còn”, cuốn tự truyện “Như hoa hướng dương” của Thuần đã được xuất bản. Cuốn tự truyện của Thuần chỉ vẻn vẹn 85 trang với những dòng tự sự, những vần thơ và cả những dòng nhật kí, thể hiện tâm hồn nửa yếu đuối, nửa mạnh mẽ đến lạ thường của cô nữ sinh đầy nghị lực. Theo TI
|
Thời gian nghỉ tết nguyên Đán năm 2018 của sinh viên các trường đại học trên cả nước được Tuyensinh247 cập nhật chi tiết dưới đây. Xem để biết lịch nghỉ cụ thể của trường mình là khi nào nhé.
Tổng hợp những câu chuyện về tình cảm thầy trò hay nhất, những truyện ngắn về thầy cô nhân ngày 20/11 xúc động.
Nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11 Tuyensinh247 sưu tầm những bài thơ hay nhất về thầy cô do các độc giả đăng tải cũng như của các nhà thơ.
Tuyển tập truyện cười nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 dành tặng thầy cô giáo với những truyện thật hài hước, vui tươi, những mẩu chuyện này cũng có thể cho vào báo tường thêm phần ấn tượng nữa nhé.