Suy ngẫm từ những cái kết có \"hậu\"

Hẳn vì các chuẩn mực về đạo đức của các dân tộc nào cũng gồm các đức khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cũng kêu gọi “bầu thương bí”... Và cũng dạy ta phải tranh thủ thời gian, chắt chiu thời cơ, tự trang bị những kỹ năng, những thủ đoạn đối phó, đấu tranh, chứ không chỉ biết ngồi khóc, chờ Bụt hiện lên cứu giúp...

‘Ngon gì mà ngon’

Gần đây, ở Việt Nam rộ lên chuyện có nên để đoạn kết Tấm – Cám như cổ truyền, hay là cắt đi, hoặc thay một “kết” khác. Đây là một thảo luận vô cùng hay, và các lứa tuổi dường như đã đồng ý với nhau là nên để Tấm Cám kết như nguyên bản.

Từ đây, triết lý về “hậu” của câu chuyện Việt Nam dường như thay đổi, đúng hơn là nó lại giống với quan niệm của ông bà ta về thiện - ác, theo thiển ý của tôi, trên nền ký ức về những điều các cụ đã dạy mình.

Theo tôi, “các cụ” không phân chia người ta theo hai hướng hiền nhân – ác nhân, mà tách bạch hai dạng hành vi “đúng” và sai”. Những hành vi sai (bất luận của ai) phải bị trừng phạt, người không phạt được, thì “trời” phạt...

Trước đó, đã có  một xu thế xây dựng “cô Tấm dịu hiền”, so với đoạn kết “có còn xin miếng” thuần Việt (mô típ “Lọ Lem” của thế giới thường kết “có hậu” truyền thống), có phần “vênh váo”? Cũng chẳng “vênh”.

Hồi nhỏ, tôi đã rất ấn tượng với câu thơ: Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa, vì nó khớp với các anh hùng miền Nam “hiền khô”, như các chú Huỳnh Văn Đảnh, Vai, Trần Dưỡng (và cả cô Mười Lý)... ra thăm miền Bắc khoảng trước Tết Mậu Thân. Hình ảnh các cô chú ấy còn quay lại với tôi sau khi họ đã trở về Nam chiến đấu, mỗi lần tôi chui vào xó, vừa khóc vừa đọc Sống Như Anh, hay sách về chị Út Út Tịch...

Có phải vì được thời gian thanh lọc, mà các chuyện dân gian như sống mãi trong lòng nhiều thế hệ, không chỉ ở Việt Nam. Khi nước nguồn về Hồng Hà, Cửu Long... bị chặn lại, không thể không nhớ đến sự tích Cóc kiện trời. Đồng thời, qua sự tích này, ông cha nhắn nhủ rằng không có tình huống nào gọi là “bó tay”, và không nhất thiết chỉ có hai tuyến, thiện nhân và ác quỷ, mà ở giữa còn có một “ông trời” lờ phờ, đểnh đoảng, thấp cơ...

Mỗi tuổi, chúng ta lại nhìn lại, để thấy chuyện dân gian, ít nhất, không vào hùa ca ngợi một số giá trị (theo kiểu hè nhau tô hồng màu cờ thắng lợi, bỏ qua những “bè trầm” của cuộc kháng chiến), và bỏ bê một số giá trị, hoặc bài học khác. Càng ngày càng nhận thấy ông cha ta đã không giáo điều, không đạo đức giả, không cố tìm “đuôi mới” lắp vào chuyện Tấm Cám.

Thần Hạn hán “giam” nước trên mặt đất vào một cái “đập” ở gần Thiên môn (Cổng nhà trời)


Đồng thời, việc để Tấm xử lý quyết liệt tiêu cực như thế, có thể thấy quan niệm “sống có hậu” của “các cụ” không phải là “ở hiền gặp lành” một cách đơn thuần. Và khái niệm “ở ác gặp ác” cũng đủ nghĩa hơn, gồm cả việc hiền nhân dùng các biện pháp bạo lực chính nghĩa để chống lại cái Ác. Người hiền không thể mũ ni che tai, mà phải tự đào tạo bản lĩnh cho mình đủ sức chống lại thủ đoạn phi nghĩa.

“Cóc kiện trời” (Скоро будет дождь) là một những bộ phim hoạt hình được ưa thích nhất ở Nga)


Alice đến xứ... không diệu kỳ

Khi đọc một sách khá tiêu biểu, nói về lịch sử “vừa đánh vừa đàm” của dân tộc, dẫn đến Hiệp định Paris (cuốn Không hòa bình chẳng danh dự/No peace no honor), tôi nhận thấy tác giả Larry Berman đôi lần dùng đến điển cố Alice, nhưng từ những cuốn sau “Xứ sở diệu kỳ”. Thậm chí tên của một chương quan trọng cũng được đặt theo tên một sách của Lewis Carroll (cuốn Jabberwoky), trong bộ sách về Alice... Dẫn đến những người đọc nào không đọc cả bộ Alice, gồm cả những phần “không diệu kỳ”, sẽ bị thiếu vốn!

Vấn đề là ở ta, hễ nói đến Alice là lại thấy hào nhoáng lên những xứ sở thần tiên. Việc dịch sách nước ngoài nếu chỉ chạy theo những “bồng lai tiên cảnh”, có thể ngại giới thiệu tiếp những sách rất đáng học của cùng một tác giả?

Nói riêng, ba cuốn tiếp theo, cũng rất nổi tiếng của tác giả cuốn “Alice đến xứ sở diệu kỳ” lại hầu như không được biết đến ở giới trẻ Việt. Có phải vì tác giả Lewis Carroll (nhà văn đồng thời là nhà toán học Anh) về sau có một cái nhìn bi quan hơn với cuộc sống? Hay ông đã chủ động dần lái thế giới quan của trẻ theo hướng: cuộc sống vẫn đẹp, nhưng không mãi thuần phác, như tuổi thơ; cuộc sống nhiều góc cạnh, nhưng về cơ bản là hướng thiện (?)

Quay lại với sách Không hòa bình chẳng danh dự. Theo thiển ý của tôi, tác giả Larry Berman đã sử dụng thành công điển cố Alice đến xứ sở... không diệu kỳ, như một cách thể hiện nhân tình thế thái thời kỳ bản lề dẫn đến ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam.

Điều lạ là bản dịch tiếng Việt của cuốn Không hòa bình chẳng danh dự không chú thích gì để những ai không đọc toàn tập “Alice” của Lewis Carroll có thể hiểu được. Ngược lại, sách tiếng Anh về kháng chiến ở Việt Nam thường “chịu khó” chú thích các tích cổ, như “Thánh Gióng”, “Tết Quang Trung”...

Tên một chương của sách Không hòa bình chẳng danh dự được đặt theo một tục ngữ Việt Nam, để thể hiện một triết lý của nhân loại: Không thể lấy thúng úp voi...

Truyện dân gian của bất cứ dân tộc nào cũng “giống nhau”, cũng nhằm chuyển tải nền tảng đạo đức của nhân loại.

Hẳn vì các chuẩn mực về đạo đức của các dân tộc nào cũng gồm các đức khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cũng kêu gọi “bầu thương bí”... Và cũng dạy ta phải tranh thủ thời gian, chắt chiu thời cơ, tự trang bị những kỹ năng, những thủ đoạn đối phó, đấu tranh, chứ không chỉ biết ngồi khóc, chờ Bụt hiện lên cứu giúp...

Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY