Teen gọi thầy hiệu trưởng là \"đại đội trưởng\", các hiệu phó là \"H ka ka\" và \"N tỉ tỉ\", tuy nhiên, ngoài những biệt danh trìu mến, cũng có nhiều thầy cô bị học trò đặt những biệt danh phản cảm và vô lễ.
Tên gọi "dễ thương"
“Trường mình hầu như thầy cô nào cũng có một biệt danh. Thậm chí nhiều nickname được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cơ” – Lan Nhi (trường THPT L.Q.D) cho hay.
Minh Thủy (THPT N.H) còn tạo hẳn một danh sách biệt danh của các thầy cô trong cuốn sổ lưu bút lớp. Thầy Hiệu trưởng được gọi trìu mến với cái tên “Đại đội trưởng”, tiếp đến là thầy cô “H ka ka và N tỉ tỉ”. Nghe qua tưởng chừng như nhắc tới 2 nhân vật võ lâm, nhưng thật ra đó là biệt danh của 2 cô hiệu phó – nỗi kinh hoàng của những mem cá biệt hay vi phạm kỉ luật.
Cô T (trường T.H.Đ) nổi tiếng với biệt danh “Nữ hoàng băng giá” vì lúc nào cũng nghiêm túc, lạnh lùng, hiếm khi mỉm cười. Có lần duy nhất trong cuốn album trường, cô cười rạng rỡ khi nhận giải "giáo viên giỏi khích tướng”.
Cô H.V trường L.T.V lại được học sinh trìu mến gọi là "chị nuôi", vì cuối tuần tới nhà cô thể nào cũng được ăn đủ thứ hoa trái. Cô còn cặm cụi vào bếp trổ tài nấu nướng cho lũ "nhất quỷ nhì ma" thưởng thức.
Ảnh minh họa. |
Giới hạn của những nickname
Những biệt danh làm học trò thêm yêu quý thầy cô. Song cũng không ít cái tên teen đặt ra khá phản cảm. Thầy H (trường THPT Q.T) dạy môn Công nghệ. “Mỗi lần thầy giảng nói chữ “n” với “l” cứ loạn gết cả lên. Một lần, thầy giảng về “sâu non” mà cứ “sâu lon, sâu lon” mãi. Và thế là các ngay lập tức học sinh bên dưới gọi “thầy Sâu lon”.
“Mình biết thầy nghe thấy nhưng không nói gì. Bây giờ vào giờ học, thầy nói rất chậm, cố không nói nhầm, nhưng vẫn bị các bạn trêu mãi. Thương thầy lắm mà nói sao các bạn vẫn cứ trêu chọc thầy!” - lớp phó Minh Tuyết bùi ngùi kể.
Một số bạn còn lấy khiếm khuyết của các thầy cô để ghép vào tên, đặt thành biệt danh như: thầy “Canchiho” vì thầy bị rụng tóc, cô Hương “xấu lạ” – vì cô có ngoại hình không mấy ưa nhìn, hay cô Bình "móm", thầy Phương "lác", thầy Bảy "ngọng"...
Thế nhưng, dường như biết đó là việc làm quá đà và không nên, nên ngay sau khi đặt biệt danh như vậy, nhiều bạn đã cảm thấy áy náy và có phần xấu hổ.
Đức Anh (THPT K.B) kể: “Tận đến hôm thi tốt nghiệp, mình mới thấy mình thật có lỗi khi đã gọi cô chủ nhiệm là “người nguyên thủy” chỉ bởi mái tóc hơi khác lạ của cô. Bọn tớ rất xúc động khi 10h đêm, cô vẫn qua giảng lại cho mấy đứa bài toán nâng cao. Sáng hôm sau, thật tình cờ khi bài giảng của cô “trúng tủ”, cả lũ mừng húm, mình còn rinh điểm 10 tròn trĩnh cho môn Toán nữa. Biết ơn cô vô cùng”.
Theo Tiin
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.