Tết Trung thu ấn tượng qua các thời kìCùng quay trở về tuổi thơ với những hình ảnh đáng nhớ về tết trung thu tết dành cho thiếu nhi qua bộ ảnh dưới đây nhé! Tết Trung thu là một trong những dịp trẻ con háo hức, mong chờ nhất trong năm. Những kỷ niệm về ngày rằm tháng 8 Âm lịch ấy đã in sâu, đi vào ký ức tuổi thơ của tất cả mọi người. Song song với bước đi của thời gian, mỗi một thế hệ lại có những trải nghiệm, dấu ấn khác nhau về ngày Tết truyền thống của trẻ em này!
Mâm mũ quả ngày trung thu xưa, trẻ em náo nức chờ đón trăng rằm
Trung thu của ông bà
Thời ông bà chúng mình, đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc nhưng không vì thế mà không có những ngày lễ Trung thu ra trò. Nếu chúng ta mong ngóng đến Trung thu một thì ông bà chúng mình ngày bé hớn hở, mong đợi hơn thế gấp nhiều lần.
Ngày ấy, các hiệu đồ chơi đã bày bán các mặt hàng như đèn, trống từ trước Trung thu cả tháng. Không khí náo nức, nhộn nhịp đã len lỏi từ lúc bấy giờ khi những đứa trẻ đua nhau mua sắm, ngắm nghía nhứng món quà chỉ trong dịp này mới có.
Phố phường tấp nập dịp trung thu, đèn, trống được bày biện bắt mắt trong các cửa hiệu. Trẻ em nô nức tìm mua món đồ ưa thích!
“Đồ chơi thủa đó đơn giản lắm, nhưng dường như chúng có hồn”. Các con giống được nặn bằng bột màu với đủ các màu sắc sặc sỡ, qua bàn tay khéo léo của người nặn, trở thành những con vật be bé, xinh xinh, ngộ nghĩnh.
Sức hấp dẫn của chúng với lũ trẻ bền bỉ qua năm tháng, bằng chứng là sự thay đổi mẫu mã qua mỗi năm không nhiều, nhưng vẫn khiến đám lít nhít “ngẩn tò te” thích thú.
Một góc phố bày bán đồ trung thu xưa
Những hình ảnh xưa được tái hiện bằng sự khéo léo của người nặn tò he
Một trong những món quà hấp dẫn trẻ con thời ấy hơn cả là tàu thủy làm bằng sắt Tây. Chiếc tàu nhỏ bé có tiếng kêu phành phạch khe khẽ và bơi trên mặt nước. Một thú vui rất đơn giản vậy mà khiến cả đám bu lại vì phấn khích, có người khuấy nước giả làm sóng, đứa thổi phù phù tạo gió trước cái “đại dương” mang tên chậu nước.
Một trong những món quà hấp dẫn trẻ con thời ấy hơn cả là tàu thủy làm bằng sắt Tây
Trung thu của bố mẹ
Đến thời bố mẹ chúng mình, trung thu vẫn in đậm những dấu nét cổ truyền với những hoạt động như phá cỗ, trông trăng, múa sư tử,… Đám múa sư tử dọc theo khắp các phố phường trong tiếng vỗ tay giòn giã, cổ vũ của bà con lối xóm.
Ánh mắt đám trẻ bị cuốn hút theo từng cử động uyển chuyển, nhịp nhàng của những chú sư tử. Chúng hò reo, bám theo đám múa qua các nhà, các phố, thuộc lòng từng động tác vờn cầu, giỡn bóng, đớp mồi,…
Tiết mục thú vị nhất của Tết trăng tròn là công việc bày và phá cỗ trông trăng. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo ngon lành được bày cùng các loại hoa quả như bưởi, na, ổi găng khiến mâm cỗ trung thu thêm phần sinh động, vui mắt.
Mâm quả đầy đặn ngày Tết trung thu, không thể thiếu đi con chú xù bằng bưởi với lớp lông là những tép bưởi
Bên cạnh đó, không thể thiếu đi con chú xù bằng bưởi với lớp lông là những tép bưởi tua tủa và đôi mắt đen bằng cúc thủy tinh lấp lánh. Dưới ánh trăng vằng vặc, bên mâm cỗ ngọt, cùng với bè bạn thân thiết, những đứa trẻ nô đùa thỏa sức: phá cỗ, rước đèn, múa hát. Những khúc hát nghêu ngao hồn nhiên, vang vọng khắp xóm phố đã trở thành ký ức khó quên đối với nhiều người.
Đây cũng là khoảng thời gian mà những món đồ chơi truyền thống như đèn con thỏ, tiến sĩ giấy, đầu sử tử thịnh hành nhất. Bánh trung thu cũng được mọi người nâng niu, trân trọng bởi người ta chỉ có dịp duy nhất trong năm để thưởng thức, chứ không tràn lan như bây giờ. Tiến sĩ giấy – món quà cha mẹ mua tặng với ước mong con mình sẽ học hành đỗ đạt
Chúng mình đã từng đón trung thu như vậy
Cùng trở lại với một quá khứ gần hơn, Trung thu trong mắt những cô cậu 9x là hình ảnh những chiếc mũ Hoàn Châu cách cách, mũ Hàm Hương, mũ đời nhà Thanh với bím tóc đuôi sam đặc trưng.
Thời mà phim ảnh không nhiều như bây giờ, những bộ phim Trung Quốc như: Hoàn Châu cách cách, Tây Du Ký là món ăn tinh thần của mọi nhà. Vì vậy, các món đồ chơi mô phỏng, bước ra từ các bộ phim ăn khách ấy luôn được trẻ em săn đón một cách nhiệt tình nhất.
Các bé gái thì xúng xính, đáng yêu trong bản sao của những chiếc mũ dành cho các cung tần ngày xưa. Cái tua dua, cái đính cườm, cái gắn hoa, cái lấp lánh, đủ mọi màu sắc và dáng vẻ. Các cậu bé lại thích thú hơn với những mặt nạ bằng nhựa in hình Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới.
Mặt nạ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,..
Cũng trong giai đoạn này, các món đồ chơi Trung Quốc bắt đầu xâm chiếm thị trường Việt Nam. Những chiếc đèn chạy bằng pin được lập trình sẵn, những món đồ hàng bắt mắt, những chiếc mặt nạ với hình thù đa dạng hơn. Các gia đình làm đèn cù, đèn ông sao cứ thế vơi dần…Những chiếc đèn lồng chạy bằng pin được bày bán phong phú dọc các phố Hàng Mã, Lương Văn Can,..
Cây đèn cù, món đồ trung thu phổ biến mà chúng mình thường chơi, thắp nến và đẩy đi khắp nơi…
Trung thu ngày nay
Trung thu ngày nay la liệt những món đồ hiện đại, mặt nạ kỳ quái cùng những bộ tóc giả đủ màu sắc..
Trung thu thời hiện đại ngày càng vắng bóng những món đồ chơi truyền thống mà thay vào đó là các mặt nạ mang hơi hướng phương Tây, những bộ tóc giả sặc sỡ, những đồ chơi chạy bằng máy có thể phát ra tiếng nói.
Trẻ em ngày nay không còn mặn mà với múa lân, múa sư tử, ngắm trăng phá cỗ. Nhưng đâu đó, ta vẫn tìm thấy những con người đang miệt mài nặn ra những chú tò he, những người buôn bán đầu lân, trống cơm như đang cố gắng lưu giữ lại các dấu nét xưa từng một thời gắn bó với thời thơ ấu của biết bao người.
Theo Trà My
Hoa học trò NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Tết trung thu
|
Những lời chúc trung thu hay nhất gửi tặng đến những người thân yêu, bạn bè, gia đình là món quà tinh thần ý nghĩa nhất trong dịp tết trung thu này. Những tin nhắn tuy ngắn nhưng chứa đựng tình cảm yêu thương mang lại niềm vui trong ngày tết trung thu năm 2018.
Tổng hợp những tin nhắn chúc tết trung thu hay nhất, ý nghĩa nhất tặng người yêu. Đặc biệt tin nhắn hình, xếp hình cực đẹp.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.