Thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định như các năm trước.

Bộ GD&ĐT khẳng định, trong các năm 2020 , việc tổ chức các bài thi, môn thi của kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy được giữ ổn định như năm 2017.

THÔNG TIN BÀI NÀY ĐÃ CŨ. HỌC SINH CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT TẠI ĐÂY:

https://thi.tuyensinh247.com/thi-thpt-quoc-gia-2020-co-kien-thuc-cua-lop-10-hay-khong-c24a44344.html

Bộ GD-ĐT cho biết, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia 2020 sẽ giữ ổn định như năm 2017.

Từ năm 2021 trở đi trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Phương án thi THPT quốc gia năm 2018 và 2 năm tiếp theo sẽ theo phương án năm 2017. Ảnh: Thanh Hùng.

Đó là nội dung công văn Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở GD-ĐT, các ĐH, học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018 hôm nay, 25/9.

Theo nội dung công văn, từ năm 2015 Bộ GD-ĐT đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

"Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017" - công văn nêu rõ.

Ngoài việc chủ trương về tổ chức bài thi, môn thi, công văn cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, qui hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường. Đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.

Bộ GD-ĐT cũng khẳng định sẽ rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội

  • Điểm xét tuyển sớm được công bố muộn khiến học sinh lo lắng

    Nhiều học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 hụt hẫng, thấp thỏm,... trước thông tin thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm lùi lại sau ngày 31/5 - thời điểm kết thúc năm học.

  • Điểm mới trong bài thi đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025

    Chiều nay (6.11), Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025 với gần 20 trường ĐH.

  • Thêm nhiều trường ĐH sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh 2025

    Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân hàng câu hỏi thi.

  • Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh 2025

    Thông tin tuyển sinh năm 2025 của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 6/11 đã có 12 trường công bố phương án tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.