Thời điểm nước rút học sinh lớp 12 hoang mang về lịch học

Lịch ôn thi dày đặc cộng thêm áp lực từ phía gia đình và nhà trường khiến nhiều teen phát ngấy, phát sốt với việc học.

“Ngất ngư” vì lịch học

Cách đây vài ngày, một bạn lớp 12 trường THPT NTT, Gò Vấp (TP.HCM) đã viết thư kêu cứu. Thư bạn viết: “Mình vẫn biết việc thi tốt nghiệp lớp 12 và thi đại học là rất quan trọng nhưng không cần học một cách không có thời gian để học sinh thư giãn. Tụi mình phải học liên tục từ 6h30 đến 11h30, chiều 2h lại có tiết học, tất cả các buổi chiều phải lên trường để khảo bài…

Thứ 7 và chủ nhật không được nghỉ, tối mình đi học thêm rồi về làm bài tập trên trường đến có khi 1-2h sáng mới xong.

Mình cảm thấy mệt mỏi quá, ngày lễ cũng không được nghỉ vì có một số thầy cô kêu đi khảo bài. Thật sự học nhiều như vậy mình không học nổi. Dạo gần đây mình bệnh trầm cảm mà không có thời gian nói chuyện.

Mình và các bạn mong ban giám hiệu sẽ điều chỉnh lại thời gian học để tụi mình có thời gian học bài. Trường mình đã có rất nhiều người bị ngất đi vì quá kiệt sức, phụ huynh đã lên tiếng ý kiến về điều này nhưng không ai giải quyết.

Biết tương lai phía trước là rất quan trọng nhưng tụi mình cũng là những đứa học sinh cần được yêu thương, chứ không phải gỗ đá để thầy cô khi bực mình lại trút giận vào chúng em. Có ai cứu chúng em không?”.

Áp lực học tập khiến học trò "căng như dây đàn".

Tự cứu mình bằng cách nào?

Trước nỗi niềm của cậu học trò, chuyên gia tâm lý GS.TS. Vũ Gia Hiền - người có rất nhiều năm đứng trên bục giảng lẫn kinh nghiệm trong quản lý giáo dục đã có những chia sẻ rất thiết thực:

"Bạn đã nói đúng và nói thực trạng mà chính các bạn đang phải gánh chịu. Khi bạn bị bứt tóc thấy đau và khi bạn nhìn thấy người khác bị bứt tóc mà mình thấy đau. Bạn trả lời xem cái đau nào đau lâu hơn? Đây là vấn đề thực tế khi nhìn thấy con em mình bị học quá sức trong khi các thầy cô trong cuộc thì “tự bứt tóc mình”. Tại sao?

Tại vì thi tốt nghiệp không chỉ của riêng học sinh mà còn là thành quả của nhà trường. Nếu học sinh không tốt nghiệp có phần tại thầy cô nên các thầy cô “sợ tội” và bắt học sinh học như “tội đồ”.

Đọc thư của bạn HTN, tôi thực sự cảm thông và thương các em học sinh, các em khổ hơn thời chúng tôi đi học nhiều, và cũng thương thầy cô phải dạy các môn học thi, và trách nền giáo dục của chúng ta “tham quá”, nhân loại có bao nhiêu kiến thức bắt học sinh học hết.

Các trường cũng đâu khác được vì, quá trình giáo dục phải qua đánh giá là kỳ thi. Dù không chạy theo thành tích thì không trường nào muốn học sinh bị trượt thi nhiều. Đây là hỉnh ảnh “thương cho roi cho vọt"".

Vị chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp sau:

“Chỉnh” lại thời gian

"Bạn phải tự biết thu xếp thời gian. Ví dụ : 6h30 lên lớp đến 11h30 thì những giờ ra chơi phải tranh thủ nghỉ ngơi, “chợp mắt một chút”, đừng đùa nghịch quá sức. Trưa nghỉ từ 11h30 đến 2h thì tranh thủ ăn uống xong ngủ một chút.

Nếu bài tập còn nhiều thì cũng đừng thức liên tục đề làm mà nếu buồn ngủ là ngủ, khi nào ngủ say đến tột đỉnh mới dậy để làm tiếp.

Tránh vừa ngủ gật vừa học, vì như thế rất mệt mà lại không hết buồn ngủ. Và nếu vì quá buồn ngủ và quá mệt thì phải nghỉ dù bài tập làm chưa xong. Quá sức có thể bị ngất, bị rối loạn tâm thần rất nguy hiểm.

Trò chơi tập thể giúp xả căng thẳng.

Quẳng gánh lo đi

Trong thời gian thi chỉ vui chơi giải trí nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, không quá sức, chủ yếu là thư giãn, tức là xua đuổi mọi nỗi lo bài vở và có chút bất cần khi quá căng thẳng.

Trong thiền học có nói “quẳng gánh lo đi” là phương pháp giải phóng tâm lý cao nhất. Các thầy cô có nói gì thì chỉ một lời “chúng em cố gắng”, không nên tạo ra sự căng thẳng đối đầu, vì có thể ức chế stress.

Luôn luôn tự mỉm cười

Phải tập mỉm cười khi gặp khó khăn để tạo ra hóc-môn hưng phấn; thông tin cho cha mẹ, người thân về việc phải học để nhờ sự giúp đõ các công việc có thể nhờ được, chỉ tập trung vào việc học, ngủ, nghỉ, vui (không chơi), ăn uống điều độ. Làm được như thế các bạn tự nhiên sẽ thấy dễ chịu và vượt qua kỳ “vượt vũ môn” sắp tới.

 

Theo Mực Tím

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!