Thông tin tuyển sinh Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông 2023Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông tuyển 4.280 chỉ tiêu, trong đó dành 55% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 15% xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo phương thức tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023 dự kiến như sau: 1. Đối tượng tuyển sinh – Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT); – Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; – Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện. Phạm vi tuyển sinh (địa lý) Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh trên phạm vi cả nước (thí sinh đăng ký xét tuyển vào Cơ sở đào tạo nào thì sẽ theo học tại Cơ sở đó). 3. Phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiếp tục áp dụng 04 phương thức tuyển sinh (xét tuyển), giữ ổn định giống như năm 2022. Cụ thể:
>> XEM THÊM: - ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG PHÍA BẮC TẠI ĐÂY - ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG PHÍA NAM TẠI ĐÂY 4. Ngành tuyển sinh và đào tạo – Năm 2023, Học viện tuyển sinh đào tạo 15 mã ngành đào tạo (tăng 02 mã ngành so với năm 2022). Học viện cũng dự kiến tuyển sinh mới một số ngành, chương trình đào tạo như: ngành Kinh tế số, ngành Truyền thông và quan hệ công chúng, chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin (hướng ứng dụng). – Chương trình Chất lượng cao: Năm 2023, Học viện tiếp tục triển khai tuyển sinh đào tạo Chương trình chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin có nội dung chương trình với nhiều ưu việt và lợi thế đối với người học; dự kiến chỉ tiêu là 300 chỉ tiêu. Ngoài ra, năm 2023, Học viện dự kiến sẽ bắt đầu tuyển sinh và đào tạo Chương trình chất lượng cao ngành Marketing theo định hướng Marketing số (Digital Marketing) với khoảng 50 chỉ tiêu. 5. Chính sách học bổng: Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiếp tục áp dụng chính sách học bổng đặc biệt với số lượng dự kiến tối đa là 30 suất học bổng có tổng trị giá học bổng khoảng 3 tỷ đồng. Đối tượng để được xét cấp học bổng đặc biệt này là các thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Lý, Hóa và Tin học. Với học bổng đặc biệt này, thí sinh sẽ được miễn học phí trong toàn bộ thời gian học tập với điều kiện phải đảm bảo điểm trung bình chung tích lũy năm học liên tục đạt từ loại Giỏi trở lên. Học viện tiếp tục duy trì chính sách học bổng cho các thí sinh đạt thành tích cao (đạt giải học sinh giỏi quốc tế, quốc gia) hoặc đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là Loại học bổng miễn 100% và Loại học bổng miễn 50% học phí trong năm học thứ nhất. (Thí sinh chỉ được xét và cấp một Loại học bổng trong chính sách học bổng nêu trên) 6. Nguyễn tắc xét tuyển chung: – Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện; – Xét tuyển theo ngành và theo tổ hợp môn thi; – Điểm trúng tuyển của các tổ hợp môn thi trong cùng một ngành là bằng nhau; – Xét tuyển các nguyện vọng bình đẳng như nhau (không có điểm chênh lệch giữa các nguyện vọng trong cùng một ngành); – Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng tuyển sinh; – Học viện không áp dụng thêm tiêu chí phụ riêng trong xét tuyển, ngoài quy định của Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT; – Điểm trúng tuyển được tính theo thang điểm 10, tổng điểm tối đa của 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển là 30 điểm; – Nếu xét tuyển theo từng phương thức không đủ chỉ tiêu thì chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo các phương thức khác. 7. Phương thức Xét tuyển kết hợp 7.1 Đối tượng xét tuyển: Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục 1 thì thí sinh phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: a) Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ATC từ 25/36 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên; b) Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên; c) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên. d) Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuôc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên. 7.2 Nguyên tắc xét tuyển: Ngoài các nguyên tắc xét tuyển chung tại mục 6, nguyên tắc xét tuyển áp dụng cho phương thức xét tuyển kết hợp quy định cụ thể như sau: – Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký; – Xét tuyển theo ngành và theo kết quả học tập của năm học lớp 10, 11, 12 (hoặc học kỳ 1 năm học lớp 12) của các môn học tưng ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đăng ký xét tuyển; – Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu; – Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau; – Điểm trúng tuyển được tính bằng tổng cộng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, 11, 12 (hoặc học kỳ 1 lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi đã đăng ký xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có); – Nếu xét tuyển kết hợp không đủ chỉ tiêu thì chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác; – Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời gian quy định của Học viện. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem từ chối nhập học 7.3 Hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ: https://xettuyen.ptit.edu.vn. 7.4 Các thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ được Học viện ưu tiên xét tuyển thẳng vào Chương trình chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin (nếu có nguyện vọng). 7.5 Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến tháng 5/2023 8. Phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy 8.1 Đối tượng xét tuyển: Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục 1 thì thí sinh phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: – Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2023 từ 80 điểm trở lên; – Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2023 từ 700 điểm trở lên; – Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 từ 60 điểm trở lên. 8.2 Nguyên tắc xét tuyển: Ngoài các nguyên tắc xét tuyển chung tại mục 6, nguyên tắc xét tuyển áp dụng cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy quy định cụ thể như sau: – Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký; – Xét tuyển theo ngành và theo điểm xét tuyển đã quy đổi về thang điểm 30; – Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu; – Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy đổi về theo thang điểm 30 như sau:
ĐXT = điểm ĐGNL *30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)
ĐXT = điểm ĐGNL *30/1200 + điểm ưu tiên (nếu có)
ĐXT = điểm ĐGTD *30/100 + điểm ưu tiên (nếu có) – Nếu xét tuyển kết hợp không đủ chỉ tiêu thì chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác; – Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời gian quy định của Học viện. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem từ chối nhập học. 8.3 Hình thức đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ: https://xettuyen.ptit.edu.vn. 8.4 Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến tháng 5/2023 Theo TTHN
Xem thêm tại đây:
Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2023
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.