\"Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì\"

Ba cháu 60 tuổi bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, thế nhưng bác sĩ chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ, mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng lắm để hiểu, bởi nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.

Thưa Bộ trưởng,

Hôm qua cháu đọc báo có nghe câu nói của bác rất hay đó là 'Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'. Câu nói này quả là một câu nói hay trong ngày bác ạ. Nhưng làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình cho bác được?

Nếu bác nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường hay có thể do bác là Bộ trưởng đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu.
ảnh minh họa (nguồn Internet)
 

Ba cháu bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, ba vào bệnh viện khi đã di căn. Vào bệnh viện gia đình cháu cũng có người quen nên đã được gửi gắm. Nhiều người nói rằng bố cháu may mắn, vì đi bệnh viện gửi gắm được là hơn khối người rồi.

Thế nhưng người bác sĩ khám và chữa trực tiếp cho ba cháu chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu đã gần 60, do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ. Mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng lắm để hiểu, nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.

Nghe một số bệnh nhân xung quanh nói, ba cháu được cho thuốc là may lắm rồi. Người quen của cháu cũng tác động đến bác sĩ điều trị lắm mới được như vậy đấy.

Bác sĩ này nổi tiếng là nhận phong bì, ai vào cũng gửi từ 1 đến 2 triệu đồng. Thế là cháu cũng phải biết điều mà đưa cho bác sĩ ấy 2 triệu. Khi đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng cất đi. Trong phòng khám lúc đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì sao?

 



Lúc chưa đưa tiền thì bác sĩ nói với ba cháu là: " Bệnh anh nặng quá, tôi không chữa được". Nói thế thì tinh thần người bệnh sẽ suy sụp, như thế bệnh càng nặng hơn không, sao bác sĩ có thể nói như vậy?

Sau khi đưa tiền thì bác sĩ niềm nở liền, nói rằng tình hình ba cháu như thế nào, nên ăn uống như thế nào, cư xử như là người nhà. Thái độ hoàn toàn thay đổi, bác thấy có lạ không?

Trên đây là đôi dòng chia sẻ cùng bác. Cháu đâu muốn đưa phong bì đâu, tiền thuốc Tarceva điều trị bác cũng biết mà, mỗi hộp hơn 40 triệu đồng. Gia đình cháu cũng muốn bớt đồng nào hay đồng đó nhưng nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì bố cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình.

Mong bác hiểu cho.

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.