Tổng hợp 10 chuyên đề thường gặp trong đề thi THPTQG môn HóaĐề thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa thường có 10 chuyên đề được ra trong đề thi, cùng xem lại 10 chuyên đề này để củng cố lại kiến thức môn Hóa nhé. 10 chuyên đề thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa: Chuyên đề 1: Nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phần này có 1 câu ở mức độ dễ. Tuy nhiên mảng kiến thức này được học từ năm lớp 10 nên không ít học sinh chủ quan và dễ bị mất điểm ở câu hỏi này. Chuyên đề 2: Lý thuyết về sự điện ly và phản ứng hóa học: (1 câu mức độ dễ) Chuyên đề 3: Một số đơn chất tiêu biểu và hợp chất của chúng: - Phi kim: (Halogen, Oxi- lưu huỳnh, Ni tơ- phốt pho, Cac bon-silic,...) (4 câu ở mức độ dễ và trung bình) - Đại cương về kim loại: (5 câu từ mức độ dễ đến trung bình, yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức căn bản) - Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm: (4 câu gồm cả lý thuyết và bài tập. Câu hỏi cả 3 mức: dễ, trung bình và khó). - Sắt, đồng và tổng hợp kiến thức vô cơ: 11 câu. Trong phần này có câu hỏi khó để phân loại học sinh rất rõ. Yêu cầu học sinh có tư duy vận dụng cao. Chuyên đề 4: Đại cương hóa học hữu cơ - Hiđrocacbon: Với chuyên đề này, đề thi thường xuất hiện 4 câu ở các mức độ từ dễ đến khó. Chuyên đề 5: Ancol- Phenol: Chuyên đề này thường có 1 câu hỏi ở mức độ khó Chuyên đề 6: Anđehit- Axitcacboxylic: Chuyên đề này thường có 2 câu trung bình và khó xuất hiện trong đề thi. Chuyên đề 7: Este - Lipit: Đây là chuyên đề có hàm lượng kiến thức “nặng” hơn, với khoảng 4 câu hỏi, trong đó có các câu phân loại học sinh. Chuyên đề 8: Amin-Aminoaxit và Protein: 5 câu gồm cả lý thuyết và bài tập ở các mức độ. Chuyên đề 9: Cacbohidrat- Polime và vật liệu polime: với 2 câu hỏi dễ Chuyên đề 10: Tổng hợp nội dung hóa hữu cơ: Chuyên đề này có 6 câu hỏi. Câu hỏi lý thuyết yêu cầu tổng hợp ở mức độ dễ, trung bình và khó. Chuyên đề này sẽ gồm các dạng bài tập về peptit, axit nitric và ion NO3- trong môi trường H+,… Đây là những dạng bài các em cần chinh phục để đạt được điểm 10. Bên cạnh lưu ý về các chuyên đề kiến thức, cô giáo Nguyễn Lệ Hà cũng nhắn nhủ thí sinh: "Nội dung đề thi THPT quốc gia môn Hóa học thường bám sát chương trình THPT, chủ yếu là kiến thức lớp 12 (tăng cường độ phân hóa và có nhiều câu hỏi mở). Tuy nhiên, một số câu hỏi dễ có thể nằm trong kiến thức lớp 10, 11. Vì vậy, để đảm bảo không “bỏ phí” điểm, các em hãy giành thời gian để ôn lại những nội dung kiến thức này. Theo Thethaohangngay |
Để có được kỹ năng ôn tập phần lý thuyết môn Hóa học, TS. Dương Quang Huấn - Giảng viên chính khoa Hóa (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) - hướng dẫn những kỹ năng cơ bản ôn tập lý thuyết môn học này.
Để đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa trắc nghiệm (50 câu) làm trong 90 phút thí sinh cần lưu ý khi ôn tập môn Hóa như sau:
“Thi vào lớp 6 trường chất lượng cao xếp thứ 20/925; Giải khuyến khích Violympic toán tiếng Việt Quốc gia; Violympic Toán tiếng Anh cấp tỉnh Xếp hạng 30...” - đây chỉ là hai trong số rất nhiều giải thưởng mà em Ánh Mai - học sinh lớp 5, trường tiểu học Victory, Buôn Mê Thuột đạt được nhờ phương pháp học vô cùng đơn giản mà hiệu quả.
Hoàng Nhân Dũng (THPT Chuyên Hà Tĩnh) là một trong những á khoa khối B xuất sắc tại Tuyensinh247. Trong kỳ thi TN THPT 2021, em đã đạt kết quả 28.65 điểm (Toán: 9.4, Hóa: 9.25 và Sinh: 10) và trở thành tân sinh viên đại học Y Hà Nội.
“Cần phải sớm xác định được mục tiêu của mình. Tìm phương pháp phù hợp và tập trung vào môn học của khối thi để tránh học lan man….” - đó là những chia sẻ của Phạm Thanh Tùng - thủ khoa khối C tại Tuyensinh247.