Tổng hợp các địa điểm tổ chức trung thu năm 2018 tại Hà Nội

Trung thu 2018 đi đâu chơi và có những địa điểm nào tổ chức trung thu hay và đặc sắc nhất tại Hà Nội. Dưới đây là tổng hợp thời gian và địa điểm tổ chức vui chơi trung thu năm 2018 tại Hà Nội. Đừng để lỡ cơ hội đi chơi này nhé.

Các địa điểm tổ chức vui chơi trung thu tại Hà Nội năm 2018

1. Trung tâm thương mại Artemis Lê Trọng Tấn

Tên chương trình: Đêm hội trăng rằm

Thời gian: 19h00, ngày 23/9 (tức ngày 14/8 âm lịch)

Địa điểm: Tầng 1 trung tâm thương mại Artemis số 3 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

Các hoạt động diễn ra: Ca nhạc, ảo thuật, hóa trang nhân vật, múa lân, rước đèn, Phá cỗ cùng Chị Hằng Chú Cuội và 500 quà tặng đặc biệt dành cho các bé

Hòa chung không khí vui Tết Trung thu trên khắp cả nước và mong muốn tạo dựng một sân chơi lành mạnh và cởi mở cho các bé thiếu nhi trong dịp Trung thu. Trung tâm thương mại Artemis 03 Lê Trọng Tấn - Hà Nội sẽ đứng ra tổ chức những hoạt động vui chơi đầy lý thú vào ngày 15-16/9 và đặc biệt đêm GALA "Đêm hội trăng rằm" vào đêm Trung thu (23/9 dương lịch) hứa hẹn sẽ để lại những ấn tượng khó quên cho các bé thiếu nhi trong dịp đặc biệt này.

2. AEON MALL Long Biên - Ngân vang tiếng trống - Rộn ràng đón trăng

Dự kiến trong các ngày cuối tuần sắp tới không khí Trung Thu sẽ còn náo nhiệt và rộn rã hơn nữa. Cùng AEON MALL điểm lại những sự kiện hot sắp sửa diễn ra nhé:

- Góc tranh tài - Thi múa lân: 11h, 16h, 20h các ngày 22 & 24/09
- Nhạc kịch "Căn bếp đại chiến": 18h30 ngày 22/09
- Nét đẹp truyền thống: Nặn tò he: các ngày 22, 23, 24/09
- Múa lân đón trăng lên: 18h ngày 24/09

Còn chần chừ gì nữa mà không kéo cả gia đình đến AEON MALL Long Biên để cùng "Ngân vang tiếng trống - Rộn ràng đón trăng"

3. Tết trung thu phố Cổ 2018

Từ ngày 14-23/9/2018, tại khu vực Đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), các nghệ nhân sẽ trình diễn và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian, như đèn ông sao, ông Tiến sỹ, diều giấy, tò he… Giới thiệu nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức).

Tại ngôi nhà di sản 87 - Mã Mây sẽ giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội và triển lãm ảnh “Trung thu Hà Nội xưa”.

Cùng thời gian này, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, 50 - Đào Duy Từ sẽ giới thiệu 3 dòng tranh dân gian và trình diễn, hướng dẫn cách làm tranh Kim Hoàng, Đông Hồ. Tại Đình Đồng Lạc (38 - Hàng Đào) sẽ giới thiệu, trình diễn nghệ thuật làm mặt nạ giấy bồi.

Ngoài ra, trong 3 ngày cuối tuần (từ 14-16/9/2018 và từ 21-23/9/2018), tại không gian bích họa phố Phùng Hưng sẽ giới thiệu các trò trơi dân gian như ô ăn quan, cà kheo, chơi thuyền, kéo co, nhảy sạp, cướp cờ, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột… Tổ chức các gian hàng, giới thiệu cách làm các đồ chơi trung thu truyền thống. Bên cạnh đó, còn hoạt động biểu diễn âm nhạc của các nghệ sỹ.

4. Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long cũng là một địa điểm thú vị để các bậc cha mẹ đưa con đi chơi dịp trung thu năm nay. Nhằm mang đến cho khách tham quan và đặc biệt để các bạn nhỏ có những trải nghiệm thú vị và bổ ích, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra hoạt động văn hóa dân gian như xem các nghệ nhân trình diễn ca nhạc, múa sư tử.

Đặc biệt, chương trình Vui Tết Trung thu 2018 ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra từ 22/9 – 23/9 với sự góp mặt của hơn 100 gương mặt tài năng nhí chuyên nghiệp trên mọi miền tổ quốc trong độ tuổi từ 4-16 . Đêm bế mạc sẽ có hoạt động Đêm rằm phá cỗ kéo dài từ 19h đến 21h30 ngày 24/9 để các em nhỏ vừa vui chơi vừa trông trăng tại sân Đoan Môn

5. Đêm rằm xuống phố tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Chương trình "Đêm Rằm xuống phố" sẽ diễn ra vào tối 23/9, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội

Chương trình Lễ hội “Đêm rằm xuống phố” năm nay do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp UBND Thành phố Hà Nội, Công ty CP Phương Đông thực hiện. Các hoạt động chính được tổ chức ngay tại trung tâm Phố đi bộ - Vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Chương trình hứa hẹn sẽ là 1 bữa tiệc đầy màu sắc bằng âm nhạc, hài kịch, xiếc và vũ điệu; với sự góp mặt của các gương mặt, nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng: Xuân Bắc, Tự Long, Isaac, Ái Phương, Nhà hát múa rối Thăng Long, Liên đoàn xiếc Việt Nam và các Câu lạc bộ thiếu nhi.

Đến với chương trình, mỗi khán giả nhỏ sẽ được tặng những phần quà thú vị là những đồ chơi dân gian truyền thống, mặt nạ lân sư, giấy bồi...và được được tham gia các phần Flashmob tập thể sôi động giữa trung tâm Phố đi bộ.

Theo TTHN

Xem thêm tại đây: Tết trung thu
  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.