Kết quả cho thấy với 1 mẫu nước trà chanh lấy ở phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm) có vi khuẩn E.coli (vi khuẩn có thể tìm thấy trong phân thường gây bệnh đường ruột). Các mẫu nước mía, nhân trần, nước ngô (lấy ở phố Đê La Thành), mẫu trà Bát bảo ở phố Cát Linh (quận Ba Đình) đều phát hiện có sự tồn tại của vi khuẩn E.coli.
Rất nhiều mẫu nước đang được bày bán tại Hà Nội như trà chanh, nước mía, nhân trần…đều không đạt chất lượng, chứa nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc cấp tính và mạn tính, tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, trong đó phát hiện nhiễm khuẩn E.coli nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Hầu hết các mẫu nước được lấy đi xét nghiệm đều nhiễm vi khuẩn E.coli gây rối loạn tiêu hóa
Thông tin trên được Hệ thống thông tin Health+ đưa ra tại hội thảo “Khỏe và an toàn để tận hưởng cuộc sống” tổ chức sáng 23/7 tại Hà Nội.
Các mẫu nước được lấy để kiểm nghiệm bao gồm: mẫu nước trà chanh (phố Nhà Thờ); mẫu nước mía, mẫu nước nhân trần, mẫu nước trà xanh (đường Đê La Thành); mẫu nước ngô, mẫu trà bát bảo, mẫu nước trà đá (phố Cát Linh); mẫu nhân trần khô (Lãn Ông); mẫu nước vối (phố Hoàng Cầu).
Kết quả xét nghiệm cho thấy hầu hết các mẫu nước trên đều nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và nhiều mẫu chứa kim loại nặng vượt mức cho phép.
Cụ thể, 1 mẫu nước trà chanh lấy ở phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm) có vi khuẩn E.coli (vi khuẩn có thể tìm thấy trong phân thường gây bệnh đường ruột). Các mẫu nước mía, nhân trần, nước ngô (lấy ở phố Đê La Thành), mẫu trà Bát bảo ở phố Cát Linh (quận Ba Đình) đều phát hiện có sự tồn tại của vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, các vi khuẩn hiếu khí, men mốc, thủy ngân, chì cũng được phát hiện trong một số mẫu nước này.
Đặc biệt, với 1 mẫu nhân trần khô được lấy tại phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm), phát hiện có cả men mốc, E.coli, B.cereus (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm), chì và cadimi.
Theo PGS-TS Hồ Bá Do, Phó Viện trưởng Viện TPCN Việt Nam, 90% số mẫu xét nghiệm có phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, 100% mẫu nhiễm B.cereus, 33% vượt hàm lượng vi khuẩn hiếu khí; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và hơn 30% số mẫu phát hiện hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân…).
Cũng tại buổi hội thảo, Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm -Viện phó viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Các loại nước uống đường phố, cả nước đóng chai không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ra nhiều nguy cơ ngộ độc, suy giảm chức năng gan, thận gây lão hóa các tế bào của cơ thể.
Được biết, E.coli hay các vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng… đều là những tác nhân gây hại với sức khỏe con người. Như các loại men mốc, nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Hay các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi… đều có thể gây ngộ độc mạn tính, lâu ngày gây bệnh hiểm nghèo cho con người.
Theo D.Thu (Người lao động)
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.